Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Cái tôi - lễ phép và lố bịch


Cái tôi - lễ phép và lố bịch

 

Theo VnExpress

 

Tôi là một giáo viên, cảm nhận được một điều: Ngày nay, các em học sinh phần lớn rất miễn cưỡng hoặc không muốn chào thầy cô cũng như các người lớn tuổi!


> 'Cái tôi' và 'cái ta'

 

Đó có phải là điều các em muốn chứng tỏ cái tôi của mình không? Một phần!
Các em tự cho là mình làm vậy là có phản ứng không phục, không thích? Sai lầm!
Nếu các em biết nghĩ một chút sẽ thấy rằng việc chào hỏi người lớn chính là biểu hiện cho những người xung quanh thấy rằng : mình đã được giáo dục rất tốt và đó cũng là biểu hiện cái tôi của mình thì có lẽ đã không có nhiều học sinh thờ ơ, xem thường việc chào hỏi như vậy !
Lố bịch trên xe búyt, nhà hàng, những nơi công cộng: Một số người nói chuyện điện thoại lớn, to tiếng, bàn luận công việc riêng nhưng người kế bên có thể nghe thấy rất rõ - họ đang muốn chứng tỏ cái tôi của họ - họ tồn tại trước mọi người ! Nhưng ngược lại họ lại không biết là đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình - tất cả đều là những hành động lố bịch !

Ôi ! Biết bao giờ văn hóa có thể đi đôi với học thức đây - buồn thay !

Nguyễn Tiến Nguyên Lợi

6 nhận xét:

  1. Chắc gì trẻ chào thưa người lớn trả lời?
    Rất nhiều lúc: Tôi bảo con chào nhưng người nhận chào không tập trung và đáp trả lại hoặc đáp trả lấy lệ với trẻ thì làm sao trẻ còn thích thú và xem như là nghĩa vụ được?Chứ đừng qui kết cho trẻ hết được?
    ( Thạch Thảo )

    Trả lờiXóa
  2. Tre con chao nguoi lon do la le phep.
    Theo toi thi tre con phai biet chao hoi nguoi lon vi dieu do cung noi len cach day bao con tre trong gia dinh, cho du nguoi lon co thay hay khong hoac khong de y den viec tre con dang chao minh.
    Nhung da la cha me thi phai day bao con cai chao hoi nguoi lon, chu dung lay ly do nguoi khac k thay ma khong chao.

    (MyTho)

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ còn trong hoài niệm !
    ..vào những năm 60 ( thế kỷ trước ) tôi còn ở bậc tiểu học , dạy tôi là một thầy giáo già , chúng tôi như những con chim non mới bắt đầu tập vỗ cánh , chuyền cành .Nhưng chúng tôi đã được giáo dục rất nhiều những điều hay , lẽ phải . Khi gặp người lớn tuổi , người già ( dĩ nhiên là chỗ thân quen với gia đình ) phải vòng tay cúi đầu chào , khi đi trên đường luôn đi về bên phải , và khi nghe Quốc ca trỗi lên ( chào cờ buổi sáng ) phải dừng lại , tư thế nghiêm trang . Nếu trên đường đi học hay học về gặp xe tang đi qua thì cũng dừng lại , bỏ mũ xuống , gọi là một chút chia buồn , tôn trọng người đã khuất .
    Còn trong quan hệ tình người thì học : ' thấy ai đói rách thì thương , rách thưòng cho mặc , đói thường cho ăn ' hoặc ' miếng khi đói bằng gói khi no , của tuy tơ tóc , nghĩa so nghìn trùng ' v.v & v.v ..

    Giờ không nghe ai nhắc đến nữa !
    ( Phi Long )

    Trả lờiXóa
  4. Văn hoá >
    Trình độ học vấn và trình độ văn hoá không phải là tỷ lệ thuận bạn ạ!
    ( Hồng Trần )

    Trả lờiXóa
  5. Chia sẽ với anh!
    Quả đúng như anh nói, tôi cũng thấy buồn vì cách ứng xử của giới trẻ bây giờ (tất nhiên không phải là tất cả). Nhiều học sinh gặp giáo viên không chào đã đành, có lúc chỉ chào mỗi thầy khi gặp cả thầy và cô giáo ở cùng một trường. Lý do là chỉ thầy mới dạy học sinh đó, còn cô thì không dạy. Tại sao em học sinh đó không biết thêm một tiếng "cô" trong câu chào của mình nhỉ?!...
    ( Nguyễn Thành )

    Trả lờiXóa
  6. Chào nhưng người khác không cho đó là chào
    Với nguời lớn thầy cô mình quen, hoặc biết đó là thầy cô thì dĩ nhiên phải chào bằng tiếng và cuối đầu rồi. Còn với một người lạ nhiều lắm thì chỉ là cuối đầu. Với lại cử chỉ chào cũng phụ thuộc vào vùng miền chứ đâu phải dân tộc việt nam là có cách chào giống nhau. Còn chuyện khoanh tay chào ai đó thì những người trưởng thành có đạo đức cũng không chào người lớn tuổi hơn mình như vậy.
    ( trammi )

    Trả lờiXóa