Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Sinh con, mẹ nên biết

(Dân trí) - Lúc mang thai, bạn chỉ muốn nói về việc lâm bồn, về những chiếc xe đẩy và tã lót mà không lường trước rằng đó chỉ mới là khởi đầu.

Sinh con, mẹ nên biết
Lần đầu tiên nhìn thấy hoặc ôm đứa trẻ vào lòng, bạn sẽ không cảm thấy giai điệu thần tiên nào cả. Lúc đấy bác sĩ đang khâu vết mổ hoặc cô y tá giúp bạn ấn bụng đẩy sản dịch ra ngoài. Đó có lẽ là lần đầu tiên trong đời bạn cảm thấy kiệt sức.
Chẳng sao cả nếu bạn không cảm nhận được điều gì thiêng liêng bởi còn nhiều thời gian để tận hưởng những khoảnh khắc diệu kỳ bên con mình.
Cho con bú rất vất vả. Phải mất một thời gian mới quen được cách ẵm con, và lựa chọn tư thế tốt nhất để đứa trẻ khỏi khóc ré. Và dù bạn đã biết cách bế ẵm nó, ban đầu việc cho con bú sẽ khá đau vì bé chưa biết cách bắt đầu vú mẹ. Tuy nhiên sau hai tuần, mọi việc sẽ trở nên dễ chịu và dễ kiểm soát hơn.
Ngày thứ tư sau khi vượt cạn, rất nhiều khả năng bạn sẽ bật khóc. Đó sẽ là ngày lượng hormone giảm đi, bạn chắc chắn rằng cuộc đời mình thật thê thảm, chồng bạn là một kẻ ngớ ngẩn chẳng ra gì và chính bạn cũng không làm được gì nên hồn. Hãy khóc thỏa thuê nhưng nếu cứ khóc mãi và càng ngày càng cảm thấy tồi tệ, bạn cần sự giúp đỡ kịp thời từ những người có kinh nghiệm.
Trẻ con không phải luôn giống nhau. Đừng hoảng khi các bà mẹ khác khoe con họ ngủ nhiều trong khi con bạn ít ngủ. Bởi vì có thể họ đang chia sẻ sự thật hoặc hoàn toàn tán dốc, cũng có thể định nghĩa về sự “ngủ nhiều” của họ không hề giống bạn. Điều này cũng tương tự đối với việc trẻ học dùng bô, học đi, học nói, học đọc. Như người lớn, trẻ con cũng khác nhau, đứa ngủ sớm, đứa ngủ muộn là chuyện bình thường.
Đừng để người khác khiến bạn nghĩ rằng bạn không phải người mẹ hiểu rõ con mình nhất hoặc rằng bạn đang không hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ. Có nhiều cách để yêu con và trở thành những ông bố bà mẹ tốt, bạn không phải răm rắp làm theo những gì mà mẹ hay bà ngoại đã làm. Hãy lắng nghe chính trái tim mình.
Đừng tự đày đọa bản thân. Hãy thuê một người đáng tin cậy hoặc nhờ bạn bè đến trông con hộ khi bạn cần phải tắm rửa hoặc nghỉ trưa. Đừng tự ôm việc vào người vì sẽ có ngày bạn kiệt sức. Hãy cứ than thở nếu bạn thấy mệt mỏi. Điều đó không có nghĩa là bạn không yêu thương con mình.
Hãy chụp thật nhiều ảnh kỉ niệm, bởi sẽ có nhiều khoảnh khắc sau này bạn không còn nhớ nữa.
May
Theo SM

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây



(Dân trí) - Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhân 
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống
Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờ
Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.
Cấp trên
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
Cách thể hiện cảm xúc
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.
Văn hóa xếp hàng
Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Nhìn nhận về bản thân
Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.
Đường phố ngày cuối tuần
Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
Tiệc tùng
Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Tiếng ồn trong nhà hàng
Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Thức uống “lành mạnh”
Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.
Đi du lịch
Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.
Vẻ đẹp lý tưởng
Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
Trẻ em trong gia đình
Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.
Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.
Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người già
Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.
Ẩm thực sành điệu
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.
Thời tiết và cảm xúc
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
Đông Tây trong mắt nhau
Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Bích Ngọc
Theo Bored Panda

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

LỄ ĐẦY THÁNG SURI

LỄ ĐẦY THÁNG SURI

22 THÁNG 11 NĂM 2013
(20 THÁNG 10 NĂM QUÝ TỴ)
HỌ VÀ TÊN: HUỲNH NGỌC KỲ THƯ
SINH LÚC: 17h55 Ngày: 23 tháng 10 năm 2013 (19 tháng 9 năm quý tỵ). Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương: 468, Nguyễn Trãi - P. 8, Q. 5 - Số điện thoại:(08)39234349

Lễ đầy tháng

Trẻ sinh đúng tháng phải làm lễ cúng mụ hay còn gọi là đám đầy tháng.
Việc tổ chức lễ đầy tháng trước là tạ ơn Mụ bà không chỉ nặn ra đứa trẻ, mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội - ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu sau một tháng chào đời, nhưng ít ai nhìn thấy (cả mẹ và con), đây như là chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở...
Trong ngày đầy tháng, ngoài việc chuẩn bị món ăn, thức uống dùng để chiêu đãi khách, gia chủ còn chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cúng kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo...

12 chén chè cúng 12 Mụ bà gồm:

- Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sanh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sanh)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
- Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
- Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Ba Đức thầy bao gồm: Thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp (không phải 13 đức thầy).
Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện: "Hôm nay, ngày (mùng)... tháng... (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại...) họ, tên... tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên...) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc".
Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là "bắt miếng". Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến...

Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.
(sưu tầm)

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Xem cách mẹ Nhật chuẩn bị đi học cho con trong 4 phút

Xem cách mẹ Nhật chuẩn bị đi học cho con trong 4 phút

Video chỉ dài 4 phút cho thấy một bà mẹ Nhật đã nghĩ ra những cách làm vô cùng sáng tạo để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho con đi học vào buổi sáng.



Clip được trích ra từ một chương trình truyền hình của Nhật Bản, trong đó bà mẹ này đã thể hiện kỹ năng tiết kiệm thời gian của mình trước nhiều khán giả trong trường quay.
Nhiệm vụ của cô bắt đầu từ khi chuông báo thức kêu cho đến khi 2 mẹ con sẵn sàng đến trường. Chỉ trong khoảng 4 phút nhưng bà mẹ có thể làm được tất cả các việc như: gọi con dậy, thay quần áo cho con, nấu ăn sáng, chuẩn bị đồ ăn trưa và thay quần áo cho chính mình. Cậu con trai cũng giúp mẹ tiết kiệm thời gian bằng cách phối hợp và hỗ trợ trong việc vừa thay quần áo vừa chuẩn bị đồ ăn.
Màn thể hiện hài hước và vui nhộn của 2 mẹ con khiến khán giả vỗ tay không ngớt và rộ lên những tràng cười sảng khoái. Những khán giả có mặt trực tiếp trong trường quay cũng như người xem video qua Internet đều đánh giá cao nỗ lực và sự phối hợp tuyệt vời giữa 2 mẹ con.
Một số độc giả cho biết họ sẽ thử những mẹo này ở nhà sau khi xem video. Một số khác thì tỏ ra đồng cảm với sự vất vả của các bà mẹ khi phải một tay xoay sở việc nhà bằng những cách rất tuyệt vời.
  • Nguyễn Thảo –Đinh Tuấn (Theo Asiaone)

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Video xúc động chào đón Giáng sinh gây sốt

(Dân trí) - Khi xem đoạn video dưới đây, có thể bạn sẽ rất xúc động. Một mùa Giáng sinh nữa lại sắp về... Hàng năm, khi người dân Anh bắt đầu rục rịch mua sắm, chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, tập đoàn siêu thị John Lewis lại tung ra một đoạn quảng cáo “lấy nước mắt” của người Anh, khiến người xem cảm thấy... rưng rưng xúc động, ấm áp và ý nghĩa khi một mùa Giáng sinh nữa lại về. Tờ Dailymail của Anh thậm chí còn nhận định rằng Giáng sinh ở Anh sẽ không còn là Giáng sinh nếu thiếu đoạn quảng cáo xúc động này. Đã thành thông lệ, cứ đến giữa tháng 11 hàng năm là người dân Anh lại mong chờ đoạn quảng cáo đầy bất ngờ và ý nghĩa của tập đoàn John Lewis phát trên sóng truyền hình như một tiếng chuông báo hiệu mùa Giáng sinh đã về. Bắt đầu từ ngày 9/11 vừa qua, đoạn phim hoạt hình ngắn này đã được phát trên sóng truyền hình Anh. Bộ phim có tên “Gấu và thỏ” kể về một chú thỏ tốt bụng chơi thân với một chú gấu ham ngủ. Cứ đến mùa đông, khi muôn loài háo hức chuẩn bị trang hoàng khu rừng đón lễ Giáng sinh, gấu lại bắt đầu chìm vào giấc ngủ đông triền miên. Gấu ngủ quá lâu và luôn bỏ lỡ mất dịp lễ trọng đại. Cả cuộc đời gấu chưa bao giờ biết Giáng sinh là gì. Thỏ rất thương bạn, liền cố gắng tìm cách để gấu thức dậy đúng lúc, cùng đón lễ Giáng sinh với muôn loài trong rừng. Đoạn phim ngắn gửi đi thông điệp: Có những người chưa từng được biết đến Giáng sinh. Năm nay, hãy đem lại một Giáng sinh không thể quên cho ai đó. Câu chuyện xúc động nhẹ nhàng kể về một chú thỏ và một chú gấu chơi thân với nhau. Câu chuyện xúc động nhẹ nhàng kể về một chú thỏ và một chú gấu chơi thân với nhau. Mùa thu, gấu và thỏ cùng đi chơi, ngắm nghía cảnh vật đẹp đẽ. Mùa thu, gấu và thỏ cùng đi chơi, ngắm nghía cảnh vật đẹp đẽ. Mùa thu, gấu và thỏ cùng đi chơi, ngắm nghía cảnh vật đẹp đẽ. Nhưng khi mùa đông đến, gấu bắt đầu ngủ đông và sẽ bỏ lỡ mất dịp lễ quan trọng nhất trong năm - lễ Giáng sinh. Những đoạn phim quảng cáo của John Lewis không mang nặng tính thương mại và luôn được xây dựng như một đoạn phim hoạt hình ngắn xúc động và ý nghĩa, vì vậy, nó luôn khiến khán giả truyền hình Anh chờ đợi, gây sốt trên mạng xã hội và thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube dù mới được đăng tải vài ngày. Những đoạn phim ngắn của John Lewis luôn “đánh vào” sự hoài cổ của người dân Anh với những thói quen truyền thống ý nghĩa, những cảm xúc thiêng liêng, đẹp đẽ mà người ta luôn gửi gắm trong mùa Giáng sinh. Khi đoạn phim kết thúc, nó luôn làm ấm lòng người xem. Từ trước đến nay, đoạn quảng cáo của hãng luôn thu hút sự chú ý của truyền thông Anh bởi hiếm có câu chuyện quảng cáo nào lại khiến người dân Anh rơi nước mắt nhiều như thế. Từ năm này sang năm khác, John Lewis vẫn luôn giữ được điều này. Đoạn quảng cáo “Gấu và thỏ” của tập đoàn siêu thị John Lewis chào đón mùa Giáng sinh 2013. Cứ đến mùa đông, gấu ta lại ngủ đông và quên luôn việc đón Giáng sinh. Cứ đến mùa đông, gấu ta lại ngủ đông và quên luôn việc đón Giáng sinh. Giáng sinh đến nhưng gấu vẫn ngủ, trong khi đó, muôn loài đang bận rộn trang trí khu rừng. Giáng sinh đến nhưng gấu vẫn ngủ, trong khi đó, muôn loài đang bận rộn trang trí khu rừng. Thỏ buồn vì gấu lại sắp bỏ lỡ một mùa Giáng sinh nữa. Thỏ buồn vì gấu lại sắp bỏ lỡ một mùa Giáng sinh nữa. Thỏ mang quà Giáng sinh tới cho gấu. Thỏ mang quà Giáng sinh tới cho gấu. Thỏ mang quà Giáng sinh tới cho gấu. Cuối cùng, thỏ đã giúp gấu thức dậy kịp lúc để đón Giáng sinh bằng một món quà đặc biệt phù hợp với gấu - một chiếc đồng hồ báo thức. Thỏ mang quà Giáng sinh tới cho gấu. Vậy là lần đầu tiên trong đời gấu thức giấc đúng giờ trong mùa đông để cùng bạn đón Giáng sinh vui vẻ. Nhạc nền của đoạn phim này là bài hát “Somewhere Only We Know” (Ở nơi chỉ có chúng ta biết) do nữ ca sĩ người Anh Lily Allen thể hiện. Năm 2010, đoạn quảng cáo của John Lewis sử dụng bài hát “Your Song” của Elton John và ngay lập tức khiến bài hát gây sốt trở lại. Thậm chí Hoàng tử Anh William còn lựa chọn bài hát này để làm nhạc nền cho điệu nhảy với vợ - công nương Kate - trong dịp Giáng sinh. Đoạn quảng cáo năm 2012 kể về câu chuyện của chàng người tuyết đem lòng yêu một nàng người tuyết. Chàng đã bỏ công lặn lội đi khắp nơi để tìm thấy món quà phù hợp dành tặng người yêu. Đoạn quảng cáo năm 2011 kể về cậu bé càng gần tới lễ Giáng sinh càng cư xử kỳ quặc. Cha mẹ nghĩ rằng cậu quá háo hức chờ được nhận quà. Họ không ngờ rằng cậu con trai bé bỏng thực ra háo hức chờ được tặng cha mẹ món quà kỳ công mà cậu đã âm thầm chuẩn bị. Quảng cáo chào Giáng sinh của John Lewis được các nhà nghiên cứu thị trường Anh đánh giá rất cao bởi nó không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng mà còn giúp kích cầu thị trường tiêu dùng Anh. Một nghiên cứu cho thấy kể từ khi John Lewis tung ra các đoạn quảng cáo chào Giáng sinh định kỳ mỗi năm, lượng hàng tiêu thụ trong mùa Giáng sinh ở Anh cũng tăng trung bình hơn 500 triệu bảng/năm (tương đương hơn 17.000 tỉ VND). Bích Ngọc Bích Ngọc Theo DM

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Cảm xúc khi ăn của trẻ hài hước qua ảnh động

Nhìn hình món ăn trong sách bé tưởng thật chấm mút liên hồi như ngon lắm...


1-5824-1383967830.gif
Đói quá.
2-2116-1383967830.gif
Mừng quá, sắp được ăn rồi.
3-1565-1383967830.gif
Ối ối, cho con nào.
4-6541-1383967830.gif
Cứ tưởng là ngon.
5-8686-1383967830.gif
Đừng ai tranh giành với con.
6-7339-1383967830.gif
Mắc lừa.
7-5031-1383967830.gif
Ăn xong là cười tươi ngay.
8-1269-1383967831.gif
Sao mãi không hút được nhỉ?
9-2716-1383967831.gif
Ngủ vẫn ăn.
10-7994-1383967831.gif
Cắn một miếng là hết khóc ngay.
Ốc Sên (Sưu tầm)

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Hiểm họa rung lắc trẻ

Một số thói quen do vô ý của người lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong đó có thói quen rung lắc trẻ gây ra những tổn thương não do rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

 
Phụ huynh sơ ý trẻ dễ tổn thương
Phụ huynh sơ ý trẻ dễ tổn thương

Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long, khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, có đầu lớn và nặng (chiếm 25% cơ thể), cổ yếu khó chịu được sức nặng của đầu, trong khi xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên rất dễ bị tổn thương.

Vì thế, nếu bị rung lắc thì trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Bác sĩ Duy Long cho hay, nhiều phụ huynh bế xốc trẻ trong tư thế đứng, do cổ bé yếu nên sẽ dễ di chuyển theo hướng trước sau. Có phụ huynh thường lắc võng, đưa nôi cho trẻ trong trường hợp trẻ khóc quá nên nóng ruột hoặc bực bội rồi cố ru, cố lắc mạnh để làm cho trẻ nín. Cũng có trường hợp cha mẹ cưng nựng nên nhồi xốc bé, bồng bé đưa lên đưa xuống nhanh, ẵm bé đưa lên cao làm máy bay. Những hành động trên dễ gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ.

Hội chứng này xảy ra khi trẻ bị rung lắc thì lực rung sẽ chuyển tới não và làm tổn thương não gây ra chấn thương trực tiếp làm rách mạch máu, gây xuất huyết dưới màng nhện, dưới màng cứng, trong nhu mô não. Lực tăng tốc làm cho não bị dội trở lại, đập vào xương sọ, gây dập não, xuất huyết, phù não.
           
Những tổn thương do rung lắc để lại di chứng nặng nề như làm trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng tới mắt thì có thể làm trẻ giảm thị lực, gây mù.

“Bên cạnh đó còn gây tổn thương mắt trẻ như xuất huyết nhãn cầu, xuất huyết võng mạc, phù gai hoặc có thể gây chấn thương các bộ phận khác như cổ, cột sống, xương sườn”, bác sĩ Long cho biết.

Di chứng nặng nề

Những tổn thương do rung lắc để lại di chứng nặng nề như làm trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng tới mắt thì có thể làm trẻ giảm thị lực, gây mù. Đáng lưu ý, có những tổn thương kéo dài và chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn nên phải điều trị chuyên sâu, lâu dài và tốn kém.

“Tùy theo mức độ tổn thương có thể làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực... trong đó nhiều tổn thương kéo dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn”, bác sĩ Nguyễn Duy Long cho biết.

Do đa số triệu chứng của hội chứng rung lắc là không rõ ràng nên phụ huynh cần để ý những triệu chứng bất thường như bứt rứt, quấy khóc, đờ đẫn, lơ mơ, ngủ mê, trương lực cơ giảm, da xanh tái, nhất là ở vùng trán, ăn khó, bú khó, nuốt khó hoặc ói, khó thở, ngừng thở hoặc co giật. Ngoài ra, cha mẹ có thể để ý đến các chấn thương ở cổ như sưng, phù nề, cứng cổ, nghẹo cổ về một bên, đầu khó quay qua quay lại.

Khi trẻ có những biểu hiện như trên, phụ huynh hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu, tuyệt đối không vận chuyển bằng xe thông thường. Ngoài ra, không được bế xốc trẻ lên, không cố lắc để làm cho trẻ tỉnh lại.

“Không cho trẻ ăn, bú, nếu trẻ ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Nếu chấn thương cổ: tránh xoay trẻ, cố định cổ. Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ thì xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở”, bác sĩ Long lưu ý.

Ngoài ra, trong lúc chơi với trẻ, phụ huynh tuyệt đối không rung lắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ, khi trẻ thức hay khi trẻ ngủ. Khi di chuyển trẻ, hãy cố gắng giữ cổ ở tư thế cố định.

Theo Hà Minh
Thanh Niên

Người Nhật dạy học sinh tiểu học như thế nào?

Theo: http://vietnamnet.vn
Giáo viên Nhật quan niệm lớp học càng đông, việc dạy học càng hiệu quả; ở Phần Lan, trẻ em bắt đầu đi học lúc 7 tuổi, trễ hơn các nước khác, New Zealand cho học sinh sử dụng Internet từ lúc 5 tuổi, học trò Singapore cùng được học nhiều ngôn ngữ khác nhau...
Phần Lan: Tự do sáng tạo
Nhật Bản, trường học, dạy trẻ, môi trường, giáo dục
Trẻ em Phần Lan thỏa sức sáng tạo tại nhà trẻ và trường học
Ở Phần Lan, trẻ em đi học muộn hơn (lúc 7 tuổi) so với trẻ em hầu hết các nước khác và bài tập về nhà cũng ít hơn so với học sinh ở châu Á, Mỹ. Tuy nhiên, họ luôn dẫn đầu về lĩnh vực văn học, toán và khoa học.
Giáo viên ở đây luôn tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng, ít tạo áp lực cho học sinh. Bob Compton – tác giả loạt phim tài liệu The Finland Phenomenon: Inside the World's Most Surprising School System (tạm dịch: Hiện tượng Phần Lan: Bên trong hệ thống giáo dục đáng ngạc nhiên nhất thế giới) - nói: “Trong lớp học người Phần Lan, bạn sẽ thấy rất nhiều hoạt động tay chân như vẽ, nhào nặn đất sét, chơi nhạc…. Lớp học khá nhỏ, mỗi lớp có 2 giáo viên”.
Trẻ em dưới 7 tuổi không ghi danh lớp học nhưng các em có thể đến các trung tâm chăm sóc trẻ để chơi các trò chơi sáng tạo và được dạy các kỹ năng xã hội cần thiết. Giáo viên Phần Lan đòi hỏi phải có chuyên môn, phải trải qua 1 năm được đào tạo, giám sát chuyên môn sau khi thi tốt nghiệp.
Singapore: Giáo viên xuất sắc
Nhật Bản, trường học, dạy trẻ, môi trường, giáo dục
Học sinh ở Singapore được học nhiều ngôn ngữ
Dạy học là nghề có địa vị cao nhất ở đất nước này. Những sinh viên thuộc tốp 3 trong ở trường đại học thường được các nhà tuyển dụng tin dùng. Ngoài ra, các giáo viên trẻ này phải hoàn thành khóa học đặc biệt trước khi đứng lớp. Trong suốt thời gian công tác, giáo viên thường xuyên bị kiểm tra kiến thức về trẻ em như trẻ học, lớn và phát triển như thế nào.
Singapore luôn đứng đầu thế giới về toán học, khoa học, văn học… Khác với Phần Lan, quốc đảo này sẵn sàng cho trẻ học chữ sớm ngay từ trường mẫu giáo để chuẩn bị lên lớp 1. Ngôn ngữ kinh doanh của Singapore là tiếng Anh nhưng trẻ em nước này nói được cả tiếng Quan thoại, Malaysia, Tamil như ngôn ngữ thứ hai, một số khác còn học ngôn ngữ thứ 3, thứ 4 tại trường. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước này không dạy trẻ học thuộc vẹt, riêng đạo đức và công dân là 2 môn bắt buộc trong trường học.
New Zealand: Sử dụng Internet lúc 5 tuổi
Nhật Bản, trường học, dạy trẻ, môi trường, giáo dục
Khi lên lớp 3, học sinh New Zealand có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng
Ở New Zealand, bạn không phải lo lắng về việc nên bắt đầu cho con sử dụng mạng Internet lúc bao nhiêu tuổi vì ở đây, trẻ em trao đổi bài vở qua mạng khi còn rất nhỏ.
“Trẻ bắt đầu sử dụng công nghệ khi mới lên 5. Ở tuổi này, chúng vẽ được các chương trình độ họa đơn giản và gửi lời chú thích cho giáo viên. Khi lên lớp 3, học sinh có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng. Viết blog là một cách để mỗi học sinh có tiếng nói riêng”, Sarah McPherson, Trưởng Khoa Công nghệ giảng dạy ở Viện Công nghệ New York, người mới có chuyến thăm các trường New Zealand, cho biết.
Nhật: Càng đông càng trật tự
Nhật Bản, trường học, dạy trẻ, môi trường, giáo dục
Trẻ em Nhật cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo
Đáng ngạc nhiên là người Nhật quan niệm rằng lớp học đông (khoảng 28 em/lớp, ở Mỹ 23 em/lớp) sẽ là môi trường học tập hiệu quả. Khi một giáo viên hướng dẫn một lớp đông các em nhỏ là họ đang tạo điều kiện cho các đồng nghiệp còn lại có thời gian nghiên cứu, soạn bài, dạy kèm những học sinh cá biệt.
Verna Kimura, một nhà tư vấn giáo dục đã sống và giảng dạy tại Nhật hơn 20 năm, nói: “Lớp học đông hơn so với ở Mỹ và giáo viên toàn quyền kiểm soát. Bọn trẻ cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo. Người Nhật tin rằng những thói quen hình thành trong những năm đầu đến trường sẽ theo chúng khi lớn lên. Khi mới 6-7 tuổi, bọn trẻ được dạy cụ thể về kỹ năng làm bài thi, chẳng hạn như cách sử dụng phương pháp loại trừ để tìm câu trả lời chính xác. Theo nhà tư vấn giáo dục Kimura, cách tiếp cận này có vẻ áp lực nhưng không khí căng thẳng sẽ giúp các em xây dựng tính trật tự, bền bỉ và trách nhiệm”.
(Theo Người Lao Động/ Parents Magazine)

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Búng Bình Thiên mùa nước nổi lại về

Thứ hai, 11/11/13, 06:16 GMT+7 
 Theo:http://dulich.vnexpress.net

Búng Bình Thiên là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nam Bộ nằm gần biên giới Campuchia, thông với sông Bình Di (An Phú, An Giang). Để đến Búng Bình Thiên, bạn có thể đi theo hướng từ trung tâm thị xã Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên, theo tỉnh lộ 956 đến thị trấn An Phú, từ đây đi tiếp về cửa khẩu Khánh Bình, đến ngã tư Quốc Thái, rẽ trái đi tiếp độ 2 km là tới Búng Bình Thiên. Truyền thuyết kể rằng, một viên tướng nhà Tây Sơn là Võ Văn đã chọn vùng đất này làm căn cứ để tích trữ lương thực, thao luyện binh sĩ. Vào một mùa khô hạn, ông lập đàn làm lễ tế cáo trời - đất, xin ban cho nguồn nước. Khấn vái xong, ông rút gươm đâm thẳng xuống lòng đất trũng. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa cắm xuống mặt đất thì một dòng nước ngọt trong vắt phun lên rất cao. Theo thời gian, nước tràn ngập thành hồ như ngày nay. Dân gọi là Búng Bình Thiên (Hồ nước trời). Búng theo tiếng địa phương có nghĩa hồ hay đầm, bình là do mặt nước trong búng lúc nào cũng êm ả, còn thiên có nghĩa là trời. Bung-Binh-Thien-9847-1383710456.jpg Búng Bình Thiên hay còn gọi là hồ Nước Trời nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội. Búng có 2 hồ gọi là Búng Lớn và Búng nhỏ. Búng Bình Thiên Lớn có diện tích mặt nước là 193 ha, Búng Bình Thiên Nhỏ khoảng 10 ha, độ sâu trung bình khoảng 5 m. Tháng 8 hàng năm, dòng sông Me Kong cuồn cuộn đổ nước từ Campuchia vào Việt Nam tạo thành những cơn lũ đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Nước lũ tràn bờ, chảy vào làm 2 hồ hòa làm một, chìm ngập trong biển nước mênh mông, mặt hồ phủ kín sen, súng, lục bình. Hồ trong vắt, chỉ dâng lên và hạ xuống chứ không chảy. Miệng Búng thông với nhánh sông Bình Di, nhưng dòng nước đỏ ngầu phù sa ấy chỉ cần chạm đến cái miệng hồ kỳ lạ này thì lại trở nên xanh biếc và trong lành. Dường như ở đây không có cơ chế thu và chia nước với nhánh sông Cửu Long. Đường phân thủy trong, đục này được nhìn thấy rất rõ vào mùa nước nổi. Điều này làm cho Búng Bình Thiên trở thành một trong những hồ nước có hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên thế giới. BBT2-6734-1383710456.jpg Giữa mênh mông biển nước ấy là những chiếc thuyền của ngư dân cần mẫn ngày đêm giăng câu, buông lưới kiếm sống. Cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi (Chăm islam) sống tập trung quanh Búng vẫn giữ được nguyên vẹn sự riêng biệt, độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng và đời sống hàng ngày như thuở xa xưa, cũng là một điểm đặc biệt hấp dẫn du khách. Thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah với mái vòm hình củ tỏi sát bên búng Bình Thiên mỗi ngày đều nhộp nhịp con chiên lui tới cầu nguyện. Đến đây, bạn có thể thuê một chiếc thuyền dạo chơi trên hồ trong mùa nước nổi, ngắm nhìn những cụm hoa điên điển khoe sắc hay lang thang dọc các xóm Chăm để ngắm những ngôi nhà gỗ cổ. Ánh mắt to tròn duyên dáng với áo váy dài và khăn thêu của những cô gái Chăm hiền lành, trẻ thơ vui đùa trên đường làng, hồ nước trong lành xanh mát, tất cả hòa quyện khiến du khách cảm thấy Búng Bình Thiên thật huyền ảo mà quá đỗi thanh bình và gần gũi. BBT-3-1240-1383710456.jpg Búng Bình Thiên có độ sâu trung bình khoảng 5 m, diện tích mặt nước vào mùa nước cạn khoảng 200 ha, vào mùa nước nổi lên đến 900 ha, đặc biệt không bao giờ cạn. Bài và ảnh: Duyên Mới

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Bài học cho con ăn của người Mỹ

Ở Mỹ, trẻ em là một phần trong bữa cơm gia đình chứ không phải là trung tâm của bữa ăn. Bố mẹ vẫn nói chuyện với nhau, chứ không phải cả hai chăm vào việc cho con ăn.
Là một bà mẹ Việt sống ở Mỹ, chị Bích Thủy vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh những bà mẹ Mỹ cho con ăn: "Những bà mẹ Mỹ mà tôi biết đều là có con đầu nhưng cách họ cho con ăn gần như giống hệt nhau, không ai bảo ai. Có lẽ một phần vì học đọc sách và web về cách cho con ăn, một phần là vì có vấn đề gì thì họ đều hỏi ý kiến bác sĩ, mà các bác sĩ thì cũng trả lời giống nhau vì cùng tham khảo tài liệu như nhau".
"Nói là quan sát người Mỹ cho con ăn thì không đúng vì thực ra họ không cho con ăn, mà là con tự ăn. Karen là một bà mẹ Mỹ mà tôi khá thân và hay gặp, có cô con gái tên Sophie, 14 tháng tuổi. Tôi đã chứng kiến một bữa ăn của mẹ con cô ấy thế này", chị Bích Thủy kể:
Khi cho con ăn, Karen trải khăn nilon dưới đất rồi đặt bé Sophie vào ghế ngồi ăn của em bé. Karen đã dọn ra trên bàn một lát pizza, một lát bánh mỳ, một ít pasta trộn kem nấm, món rau thập cẩm xào, một ít scrambled egg, một ít gà tẩm bột.
Karen đeo khăn nylon vào cổ áo Sophie để khỏi vấy bẩn rồi đặt một bát nhựa và một thìa nhựa trước mặt con. Đầu tiên, Karen cắt một miếng pizza nhỏ hình tam giác đặt vào bát cho Sophie. Đây là lần đầu tiên Sophie ăn pizza. Bé cầm miếng pizza bằng hai tay, cho vào mồm, thấy cứng quá, bỏ xuống bát, rồi lại cầm lên gặm mềm ra, gặm được một nửa miếng pizza thì ra chừng chán không muốn ăn món này, cầm đưa cho mẹ. Karen cho biết, đây là lần đầu Sophie ăn pizza nên cô đưa cho con ăn món này đầu tiên, vì lúc đó con còn đói và đang háo hức ăn. "Lần đầu ăn mà gặm được như thế này là tốt rồi. Lần sau chắc chắn sẽ tiến bộ hơn”, người mẹ nói.
Sau đó, Karen đưa vào bát Sophie một ít scrambled eggs. Đây là món quen thuộc nên Sophie cầm tay bốc vào miệng ăn, lúc thích thì lại cầm thìa xúc, có miếng vào miệng, có miếng rơi lả tả bên ngoài. Cứ thế Karen dần dần đưa các món còn lại cho con mỗi khi Sophie ăn hết hoặc tỏ ra chán không muốn ăn món đó nữa.
Với mỗi món, Karen chỉ đưa một ít vào bát đủ để Sophie ăn chứ không xúc thật nhiều. Karen nói “Sophie nhìn thấy bát vừa vừa như vậy sẽ thích ăn hơn, và nếu ăn hết thì sẽ cười tươi vì cảm thấy “thành công”.
Pasta trộn kem nấm có lẽ là món Sophie thích ăn nhất vì cô bé một tay cầm thìa, một tay cầm dĩa, lúc xúc, lúc xiên, lúc bốc tay, ăn gần hết bát pasta. Món rau thập cẩm xào thì thật buồn cười, Sophie chỉ bốc các viên cà rốt ăn, bỏ nguyên lại các hạt đậu Hà Lan. Có vẻ như Sophie biết chắc chắn mình muốn ăn cái gì và phân biệt được rất tốt dựa trên màu sắc của món ăn.
Món gà tẩm bột Sophie đưa lên miệng gặm gặm rồi đặt trở lại bát, ngồi thừ ra. Karen hỏi “Con không muốn ăn à? Không sao”.
an-1375524261_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Donapapinha.blogspot.com.
Trong lúc con xử lý chỗ thức ăn thì Karen cũng đang ăn, cô chỉ thỉnh thoảng đảo mắt qua xem Sophie thái độ thế nào. Karen nói buổi tối khi có chồng cô ở nhà thì cả ba sẽ cùng ngồi ăn và Sophie rất thích được là một thành viên trong bữa ăn gia đình nên rất vui vẻ và cười nhiều.
Karen nói cô phải cố gắng chọn nấu món để Sophie cũng có thể ăn được, và nấu nhiều món trong một bữa ăn để trong đó sẽ có món Sophie thích.
Chìa khóa cho việc Sophie 14 tháng tuổi ngồi ăn chung bữa ăn với bố mẹ là ở Mỹ trẻ em từ 8 tháng tuổi đã tập ăn bốc thức ăn và từ bỏ dần việc ăn bột/cháo.
Karen cho biết, một ngày Sophie ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nếu một bữa ăn ít (vì không thích ăn, mệt, chán, không có món ưa thích), thì đến bữa sau Sophie đói nên ăn rất mạnh. Trong một bữa, Karen giới hạn thời gian ăn là 30 phút, sau 30 phút, kể cả Sophie chưa ăn được nhiều, mà không chịu ăn những món đã nấu, thì Karen cũng không đứng dậy đi nấu món khác, vì Sophie cần quen với việc ăn những món có trên bàn, chứ không đòi hỏi.
Người mẹ nói về “ranh giới trách nhiệm”: Bố mẹ chịu trách nhiệm về việc cho ăn gì, ăn ở đâu, khi nào; còn bé chịu trách nhiệm về việc ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, thậm chí là có ăn hay không. Mỗi lần cô vi phạm "ranh giới trách nhiệm" này, ví dụ như pha trò cho con ăn, xúc hộ con, làm các việc chiều theo ý con để con ăn thì Sophie lập tức “nhiễm” các thói quen xấu này ngay, trở nên đòi hỏi hơn, ăn uống càng khó khăn hơn, và bữa cơm gia đình trở nên nặng nề. Đứa trẻ dường như hiểu rất nhanh rằng việc nó ăn là rất quan trọng đối với bố mẹ, là “việc” của bố mẹ nên thay vì tập trung vào việc ăn để giải quyết cơn đói cho bản thân thì nó tập trung vào việc mè nheo, đòi hỏi.
Sophie 14 tháng chỉ nặng chưa đầy 9kg. Sophie có đôi bàn chân rất nhỏ. Karen hỏi bác sĩ thì vị này nói rằng cô cũng nhỏ người (cao 1m50) nên có thể Sophie cũng tạng người như mẹ. Sophie tuy nhỏ người nhưng rất khỏe mạnh, tươi cười, vận động nhiều. Chính vì vậy nên Karen lúc nào cũng bình tĩnh. Trong khi một vài đứa trẻ khác bằng tuổi Sophie biết đi bước đầu tiên lúc 9 tháng tuổi thì Sophie vẫn chưa biết đi. Catilin, bố bé nói rằng, khoảng thời gian để một đứa trẻ biết đi có thể tới 18 tháng tuổi, nên bây giờ Sophie mới 14 tháng tuổi, không việc gì phải lo.
Cảnh Karen cho con ăn thật bình yên, khác hẳn cảnh Magie, một bà mẹ Trung Quốc nhưng sống ở Mỹ, cho con ăn - như một tấu hài.
Jerry đã 18 tháng tuổi, lớn hơn Sophie, miệng đã mọc nhiều răng hơn, răng hàm đã mọc đủ cả. Jerry ngủ trưa dậy, Magie và chồng đã ăn trước rồi. Magie đặt Jerry vào ghế ngồi cho em bé, quàng khăn nilon, rồi đổ trên bàn ăn của Jerry một đống ngô, đậu Hà Lan và xúc xích cắt nhỏ. Jerry có vẻ uể oải không muốn ăn. Ngồi nhìn Jerry một lúc ăn chậm chạp, Magie bắt đầu sốt ruột, lấy thìa xúc hộ Jerry, mỗi thìa thật đầy. Jerry nhai trệu trạo. Có lúc quay đầu sang một bên để tránh ăn. Magie bảo “Miếng cuối cùng nào!” rồi đút một thìa vào miệng Jerry. Một lúc sau lại “Miếng cuối cùng nào!” rồi đút một thìa nữa.
Có lúc chồng của Magie phải ra hỗ trợ: “Ôi miếng xúc xích này ngon quá nhỉ, bố ăn này, Jerry không được ăn này”, nhưng Jerry vẫn chẳng tỏ ra khoái khẩu hơn tí nào. Có lúc Magie phải quay ghế của Jerry ra phía cửa sổ để Jerry khỏi thấy khách, để khỏi bị “phân tán”, mà Jerry cũng vẫn không nhai nhanh hơn. 
"Theo tôi, cách cho con ăn kiểu Mỹ như của Karen, ngoài việc dạy đứa trẻ tự lập từ bé, thì nó còn đáng học tập ở chỗ:
Tôn trọng đứa trẻ: Quan sát thái độ và điều chỉnh phù hợp thái độ của đứa trẻ.
Cách giao tiếp: Thay vì áp đặt “Con ơi ăn đi ngon lắm” thì hỏi han con xem con có thích ăn không, con không biết nói nhưng con lại giao tiếp trả lại bằng các biểu hiện trên mặt, tay chân…
Sự trung thực: Thay vì lừa dối, giả vờ con về “miếng cuối cùng”, “bố  ăn, con không được ăn” dù cho sự lừa dối này nhân danh yêu thương", chị Bích Thủy kết luận.
Nhận định về cách nuôi trẻ ở Mỹ cũng như Việt Nam, tiến sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Thị Kim Thoa, Đại học Quốc Gia Hà Nội nhất trí cho rằng, việc cho con tự ăn trước hết sẽ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ. Và tâm lý thoải mái giúp trẻ có sức đề kháng tốt, hơn là việc nhồi nhét để bé tăng thêm vài gram. Ngoài ra, khi cho bé tự ăn, có thể dùng tay bốc (đã được rửa sạch tay trước đó), con sẽ tự mình khám phá từng món ăn và thích ăn hơn. Nhiều bà mẹ lo ngại bé sẽ quen ăn bốc - hành động được nhiều người coi là không được lịch sự. Nhưng thực tế, khi còn nhỏ, bàn tay còn yếu, trẻ chưa thể sử dụng thành thạo thìa, đũa thì bé mới dùng tay, còn sau đó, thấy mọi người xung quanh xúc thìa, gắp đũa, trẻ sẽ bắt chước và làm theo. 
Cách cho con ăn này nhìn qua có vẻ dễ dàng đơn giản và người mẹ dường như nhàn hơn, nhưng ban đầu, người mẹ phải vất vả và tìm tòi: nấu món gì để con có thể bốc ăn, kiên nhẫn đợi con ăn mà không thúc giục, chấp nhận con làm rơi, vương bẩn, và sẵn sàng dọn dẹp bãi chiến trường sau bữa ăn. 
"Thực tế, không thể nói cách nào tốt hơn: để con tự ăn hay xúc cho bé, mà mỗi người phải tìm một cách cân bằng, phù họp với điều kiện gia đình và cả cá tính, thể chất của con mình. Hơn nữa, đôi khi, việc thay đổi một thói quen - thói quen nuôi con, cho ăn, không đơn giản", chuyên gia chia sẻ. 
Đồng quan điểm này, thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội) cho rằng, luyện cho trẻ tự ăn và tôn trọng sở thích ăn uống của con là điều cần khuyến khích, và hầu như chúng ta đều biết là tốt cho trẻ, nhưng lại không mấy người làm được. Ở Việt Nam, những trẻ 4-5 tuổi, thậm chí hơn, vẫn được bố mẹ, ông bà xúc cho ăn là chuyện thường gặp. Và "vấn nạn" trẻ lười ăn, biếng ăn gặp ở rất nhiều gia đình. 
Cách cho con ăn của người Mỹ rèn cho con tính độc lập, tự giác cao và việc trẻ chủ động trong ăn uống cũng liên quan đến khả năng sáng tạo của con sau này. 
Thực tế, việc này đôi khi còn liên quan đến sự phù hợp với điều kiện gia đình, chẳng hạn như bố mẹ muốn rèn cho con thói quen ăn uống "kiểu Mỹ" nhưng ông bà lại không ủng hộ, bố mẹ xót con, công việc quá vội vàng (sáng ra nấu một bát cháo, đút cho con ăn thật nhanh để còn kịp đi làm, thời gian đâu mà bày món nọ món kia, rồi ngồi đợi con chọn cái này, bỏ cái khác), hoặc không đủ "nhẫn tâm" nhìn con đói, gầy hơn bạn này, ít cân hơn bạn kia...
"Việc cho con ăn thế nào cũng còn tùy thuộc vào điều kiện của người mẹ, hoàn cảnh gia đình, nhưng dù theo cách nào, cũng phải dựa trên nguyên tắc làm cho con thoải mái trong bữa ăn và biết ngon miệng. Trừ những trẻ vô cùng yếu về thể lực, hầu hết trẻ đều sẽ muốn ăn khi đói", nhà tâm lý giáo dục nói.
Cẩm Nhung - Vương Linh