Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Cuộc trò chuyện bí ẩn của cặp song sinh 8 tháng tuổi


Một đoạn video mới đây về hai cậu bé đóng bỉm đang bập bẹ trong bếp đã khiến các nhà khoa học thắc mắc - chúng đang trò chuyện về điều gì vậy, ở lứa tuổi mới 8 tháng này? 

 

Cặp song sinh khác trứng Sam và Ren (người Mỹ) dường như đang có một cuộc nói chuyện hoàn chỉnh với những câu hỏi, câu trả lời, sự biểu cảm trên mặt và các cử chỉ, thậm chí cả tiếng cười lớn. Nhưng thực sự chúng chưa hề nói được từ nào.
Các em bé này đang ở đỉnh của ngôn ngữ", Stephen Camarata, giáo sư về thính học và khoa học ngôn ngữ ở Trung tâm Vanderbilt Kennedy (Mỹ), nhận xét trên tờ ABC.
Thay vì phát ra các từ, hai cậu bé đang tạo ra những âm thanh có cao độ và nhịp điệu riêng biệt.
"Chúng sử dụng mô hình câu rất chuẩn. Đó là một cách mà trẻ con học nói. Ngay trước khi có thể phát âm thành từ, chúng đã biết cách trò chuyện", Camatara nhận xét.
Nhiều chuyên gia khác cũng nhận xét rằng hai cậu bé này có độ phát triển tương đương nhau, và dường như có sự hiểu biết chung về một vấn đề, dù cho khán giả của chúng có thể không. Điều đó giống như vẫn thường thấy ở các cặp vợ chồng kết hôn lâu ngày, họ có nhiều điểm chung và có những điều không cần nói ra hoặc chỉ trao đổi rất ít đã có thể hiểu được.
Trong những trường hợp hiếm hơn, các cặp song sinh đã phát triển những ngôn ngữ bí ẩn giữa chúng mà chỉ chúng mới có thể hiểu được nhau. Chị Catherine Brady, mẹ của cặp song sinh cùng trứng Austin và Landon Grant, sắp được 5 tuổi, cho biết chị đôi khi rất vất vả mới dịch được "ngôn ngữ song sinh" của hai bé nhà mình.
T. An

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Cẩm nang tồn tại khi động đất

Bạn sẽ làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình mình khi có động đất xảy ra? Để giúp độc giả VnExpress có thêm thông tin kỹ năng thoát hiểm, hai bạn Nguyễn Tuấn – Trần Thị Thúy Nga đã chia sẻ bài dịch từ Cẩm nang hướng dẫn của Nhật.
> > Cách thoát nạn khi có động đất

Hãy ghi nhớ 10 điều sau để giúp bạn bình tĩnh trong khi động đất xảy ra:

Nguyên tắc 1: Bảo vệ bản thân và gia đình mình !
Những sự rung lắc mạnh đầu tiên của trận động đất chỉ diễn ra trong một vài phút. Hãy nấp dưới những cái bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc… để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống.

Nguyên tắc 2: Ngắt các nguồn ga, lò sưởi dầu… ngay khi bạn cảm thấy động đất, nếu lửa bùng ra, cần dập tắt nhanh chóng !
Hành động nhanh của bạn khi dập lửa sẽ ngăn ngừa những thảm họa lớn. Hãy tạo thành thói quen tắt nguồn ga thậm chí cả trong những trận động đất nhỏ.

Nguyên tắc 3: Tránh việc vội vã đi ra khỏi nhà của mình !
Thật nguy hiểm để vội vã ra khỏi nhà. Kiểm tra cẩn thận tình hình xảy ra xung quanh mình và cố gắng hành động một cách bình tĩnh.

Nguyên tắc 4: Mở cửa để đảm bảo lối thoát!
Đặc biệt trong những căn hộ bê tông cốt sắt, cửa có thể bị biến dạng do động đất mạnh và không thể mở ra, bạn có thể bị nhốt ở trong phòng. Để tránh tình trạng trên, phải mở cửa ngay lập tức để đảm bảo đường thoát ra ngoài.

Nguyên tắc 5: Khi ở ngoài trời, bảo vệ đầu và tránh xa khỏi những vật gây nguy hiểm.
Nếu bạn gặp phải động đất khi đang ở ngoài trời, bạn nên bảo vệ mình khỏi những khối tường bê tông đổ xuống và các đồ vật rơi xuống như các bộ phận của cửa sổ, các biển tên cửa hàng, biển quảng cáo. Trú ẩn tại tòa nhà an toàn hoặc nơi có không gian ngoài trời rộng.

Nguyên tắc 6: Nếu bạn ở cửa hàng lớn, siêu thị, rạp hát hoặc các địa điểm tương tự, theo sự chỉ dẫn của nhân viên.
Ở những nơi đông người, một vài người có thể hoảng sợ. Tránh để bị hốt hoảng theo và cần bình tĩnh.

Nguyên tắc 7: Đỗ xe vào sát lề đường, Việc lái xe có thể bị cấm tại một số khu vực.
Lái xe vì những việc cá nhân, ích kỷ làm cho sự hỗn loạn trở nên tồi tệ hơn. Lắng nghe đài để có hành động phù hợp.

Nguyên tắc 8: Cẩn thận đá rơi, lở đất và sóng thần.
Tại những nơi có nguy hiểm vì đá rơi, lở đất và sóng thần, tìm nơi trú ẩn ở vị trí an toàn ngay.

Nguyên tắc 9: Di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ hơn là đi xe ôtô, và chỉ mang theo những vật cần thiết
Lái xe ôtô có thể gây ra tắc đường và gây trở ngại cho xe cứu hỏa và các hoạt động cứu viện cho người bị nạn. Vì vậy di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ thay vì đi ôtô. Khi di chuyển, chỉ mang theo những vật bạn cần.

Nguyên tắc 10: Tránh việc hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai, cố gắng thu thập và hành động theo những thông tin đúng.
Trong thảm họa con người thường có khuynh hướng hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai và những thông tin không chính xác. Cố gắng có được thông tin chính xác được cung cấp bởi các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền sở tại, trạm cứu hỏa và cảnh sát.
Nguyễn Tuấn – Trần Thị Thúy Nga dịch

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Vì nhiệm vụ không thể bỏ chạy trước dân được


Ông Hà Minh Thành, cảnh sát Nhật gốc Việt:
Chào TuầnViệt Nam
Tôi không ngờ rằng câu chuyện của cậu bé Soma Haruo 9 tuổi đã làm xúc động nhiều người ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ tính thiện của người VN chúng ta, cho chúng ta hy vọng ở những thế hệ nối tiếp.
Bây giờ thì tình hình nước Nhật khá ổn hơn rồi. Sáng  nay đội tự vệ bắt đầu đem xe tăng ủi phá đường xung quanh khu nhà máy điện nguyên tử để cho người ta dễ làm việc. Sau 10 ngày lăn lộn chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm trong người. Sáng nay tôi được một ông cụ già không chịu di tản mời uống một ly trà nóng làm tôi cảm động hết sức. 10 ngày nay mỗi ngày chỉ có khẩu phần lương khô 6 miếng bánh bích quy với 4 chai nước lạnh, nghĩ lại không biết ở đâu mà tụi tôi có sức dữ như vậy.
Ngày hôm kia tôi tìm được 3 người VN dân định cư ở đây. Lúc động đất, họ chạy vào núi lánh nạn, thấy nhà người Nhật bỏ đi, họ vào ở luôn. Ở bên này ít ăn cắp, ăn trộm nên phần nhiều dân ở các vùng quê khi đi làm họ cũng không có khóa cửa nẻo gì hết. Mấy "ông thần" VN mình cứ vậy chui vô ở tự nhiên thôi. Phần không biết tiếng Nhật, phần không có điện để xem TV, nên không biết thông tin gì cả. Cái nhà của người Nhật họ trú đó cũng còn thức ăn dự trữ nhiều, vậy là họ lôi ra làm đồ nhậu, vừa nhậu vừa ca hát inh ỏi đâu có biết "thần chết" lảng vảng sau lưng.
Cũng may chúng tôi đi tuần ngang qua khu đó, nghe hát ỏm tỏi bằng tiếng Việt, vào hỏi, mới hay họ không biết gì đến lệnh di tản cả, dù xe tuần cảnh tụi tôi chạy ngang khu đó gọi khản cả cổ. Đúng là điếc không sợ súng. Tôi dở khóc dở cười, không lẽ còng tay mấy "ông thần" VN nhà mình vì tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp, nên chỉ ghi tên cảnh cáo. Cũng may còn chuyến xe bus cuối cùng chở dân di tản nên gửi họ đến trung tâm tiếp nhận tạm cư ở tỉnh Saitama.
Tôi cũng xin cám ơn Tuần Việt Nam đã kịp thời đăng tin của tôi. Hôm nay nhiều người ở miền nam nước Nhật gửi e-mail đến cám ơn tôi vì nhờ qua bản tin của Tuần Việt Nam, họ đã an tâm, không phải bỏ chạy về VN. Mấy ngày trước có một số sinh viên VN gửi mail báo cho tôi biết, do có hiện tượng một số người là cán bộ, nhân viên người VN đang làm việc ở Nhật đã vội vã cho gia đình về nước ngay sau khi Nhật bị động đất và sóng thần, gây nên tâm lý hoảng loạn trong số đông sinh viên và tu nghiệp sinh ở đây.
Thêm nữa báo chí trong nước đăng tin về động đất, phóng xạ nhiều quá khiến họ đã hoảng loạn còn hoảng loạn thêm. Nhiều người sau đó cũng vội vã về VN không kịp xin giấy tái nhập cảnh, bây giờ họ muốn quay lại Nhật thì lại không có giấy tờ theo quy định. Chuyện đó thuộc về bên Bộ Tư Pháp nên tôi cũng không biết trả lời sao nữa. Chỉ tiếc là cách xử lý tình huống của những người đại diện cho VN ở đây so với đại diện của Singapore, Thai lan và Indonesia thì chậm và dở quá.
Khi khẩn cấp, gọi điện thoại cho Đại Sứ quán VN thì không có ai nhấc máy. Trong khi đó lệnh từ trên đưa ra phải di tản dân trong khu vực bán kính 20km từ nhà máy điện nguyên tử trong vòng 48h. Lúc đó thông tin về nhà máy điện nguyên tử còn ít và hoảng loạn nên không ai nói ra, nhưng trong lòng chúng tôi lúc đó cầm chắc 90% sẽ chết, nhưng mà vì nhiệm vụ không thể bỏ chạy trước dân được.
Nếu nhà máy điện nguyên tử nổ thì trong bán kính làm việc của chúng tôi chắc không ai còn đường về. Nhưng nhìn thấy chú em cảnh sát tuần tra người địa phương đi cùng với tôi vẫn bình thản làm việc, dù đã nhận được tin gia đình anh ta chết hết ngay khi bị sóng thần ở thị xã Soma kề bên mà chưa có thời gian để chạy về, để nhìn thi thể người thân, tôi cảm thấy lòng mình cũng hổ thẹn.
Hôm Chính phủ Nhật kêu gọi 50 người chấp nhận hy sinh để bảo vệ nhà máy điện, có tới 5000 người đã tình nguyện xin ở lại, mới thấy cái tinh thần hy sinh vì cộng đồng của họ trong lúc nguy cấp đáng khâm phục. Chiều hôm qua các bác sĩ ở Đại học Kyushu đã khám xem chúng tôi có bị nhiễm phóng xạ hay không? Cũng may lăn lộn cả 10 ngày trời trong vùng nguy hiểm mà không có người nào bị dính phóng xạ cả, âu cũng là điều may mắn. Tụi tôi trong vùng này mà không bị sao thì người VN ở các vùng khác nên an tâm.
Chính phủ đã bắt đầu công cuộc tái thiết, đội tự vệ đã hoàn tất việc bắc các cầu dã chiến cũng như sửa đường hư hỏng trong toàn vùng, nên giao thông đã nối lại. Đường cao tốc từ Utsunomiya đến tỉnh Aomori ở miền Bắc thì đã sửa xong, nhưng vẫn chưa cho dân đi lại vì đang ưu tiên cho các đoàn xe cứu trợ.
Đồ cứu trợ đã đến rất nhiều, chỉ còn thiếu xăng nhưng 600000 tấn xăng chuyển từ vùng Kansai ngày mai cũng sẽ đến vùng này. Nhà tiền chế thì tự vệ đội và các công ty xây dựng bắt đầu san nền lắp đặt. Do nguyên vật liệu khan hiếm và vùng này không thể xây nhà nền thấp, nên nghe nói dự định sẽ xây khẩn cấp 38000 căn nhà cho người ta ở tạm trong tháng đầu tiên trong kế hoạch xây 200000 căn. Mỗi căn khoảng 30m2, gồm có 2 phòng ngủ và nhà vệ sinh, nhà tắm. Nói chung đó là tin vui sau giờ tuyệt vọng.
Hy vọng những thành phố mới sẽ hồi sinh trên những đống đổ nát hoang tàn hiện tại.
Chúc Tuần Việt Nam và đồng nghiệp của các anh chị vạn an.
Hà Minh Thành

Tâm sự của những người lính cứu hỏa Fukushima 1.


 



Tác giả: Báo Asahi
Bài đã được xuất bản.: 21/03/2011 06:00 GMT+7

Đội trưởng Tomioka khi được hỏi: "Điều khó khăn với bản thân anh là gì?". Ông đã đáp: "Đội viên", rồi lặng im trong khoảng 10 giây. Nước mắt ông trào ra và nói trong giọng run rẩy: "Các đội viên đã cảm thấy cực kì buồn nôn và mọi người đã phải gắng hết sức mình tác nghiệp. Ai cũng có gia đình còn lại phía sau mà. Thực sự tôi cảm thấy vô cùng có lỗi. Xin được mượn nơi này để bày tỏ lời xin lỗi và sự biết ơn tới họ".
"Đây là một nhiệm vụ cực kì khó khăn và nguy hiểm. Tôi cảm thấy lòng nhẹ đi vì đã đáp ứng được ở mức độ nào đó lòng kì vọng của quốc dân". Trong cuộc chiến làm lạnh nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima của Điện lực Tokyo, một bộ phận đội viên được biệt phái của Sở Cứu hỏa Tokyo đã trở về thủ đô sau khi tiến hành phun nước thành công suốt hơn 10 giờ liền. Đội trưởng Sato Yasuo(58 tuổi) và 2 người khác trong cuộc họp báo tại Tokyo đã nói lên cảm tưởng của mình.
Đội trưởng Takayama hồi tưởng lại về nhiệm vụ lần này- "Đấy là cuộc chiến với kẻ địch vô hình". Điều đáng chú ý là lượng phóng xạ. " Các đội viên đã vừa luôn đo đạc vừa xác định an toàn giúp tôi. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè mà tôi chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ".

Tham dự cuộc họp báo là Tomioka Tomihiko(47 tuổi) chuyên gia cứu trợ thảm họa thuộc "Hyper-Rescue" và Takayama Yukio(54 tuổi) đội trưởng.
Đội trưởng Tomioka khi được hỏi: "Điều khó khăn với bản thân  anh là gì?". Ông đã đáp: "Đội viên", rồi lặng im trong khoảng 10 giây. Nước mắt ông  trào ra và nói trong giọng run rẩy: "Các đội viên đã cảm thấy cực kì buồn nôn và mọi người đã phải  gắng hết sức mình tác nghiệp. Ai cũng có gia đình còn lại phía sau mà. Thực sự tôi cảm thấy vô cùng có lỗi. Xin được mượn nơi này để bày tỏ lời xin lỗi và sự biết ơn tới họ".
Đội trưởng Takayama vào ngày 18 đã đến thẳng hiện trường từ cơ quan. Nghe nói ông đã gửi thư điện tử cho vợ với nội dung " Em hãy yên tâm và đợi nhé!" và vợ ông  trả lời " Em tin và đợi anh".
Tổng đội trưởng Sato cũng gửi thư cho vợ trước khi lên đường. Và  vợ ông nhắn lại: " Xin anh hãy cứu nước Nhật".
Đội trưởng Takayama hồi tưởng lại về nhiệm vụ lần này- "Đấy là cuộc chiến với kẻ địch vô hình". Điều đáng chú ý là lượng phóng xạ. " Các đội viên đã vừa luôn đo đạc vừa xác định an toàn giúp tôi. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè mà tôi chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ".
Lính cứu hỏa ởi nhà máy Fukushima, Ảnh news.socbay.com
Trong cuộc họp báo cũng làm rõ những chi tiết cụ thể trong khi tác nghiệp.
Theo Tổng đội trưởng Sato thì các đội viên được lựa chọn từ những nhân viên cứu hỏa tình nguyện.
Đội tiến vào nhà máy điện nguyên tử lúc 5 giờ 5 phút sáng ngày 18. Ban đầu kế hoạch tác chiến dự định sẽ tiến hành dùng ống phun nước kéo dài và các đội viên sẽ ở trong xe không ra ngoài. Theo tính toán thì khoảng 8 phút sẽ lắp đặt xong. Tuy nhiên ở vùng gần bờ biển phủ đầy mảnh vỡ của gạch, đá. Chỉ có khoảng 2,6 km đường có vẻ chạy được xe và vòi thì lại không đủ. Đội quay lại đại bản doanh, sau khi thảo luận về phương pháp an toàn họ đã quay lại nhà máy điện nguyên tử vào lúc 11 giờ 30 phút tối. Cuối cùng thì quyết định  nối các xe lại với nhau và các đội viên ra ngoài xe ở khoảng cách 350m, dùng tay quấn, nối các vòi lại và đưa được vòi tới biển.
Chiếc xe có tháp phun nước trên cao cùng bơm hút nước đã tiến sát vào khoảng giữa lò số 2 và 3 ở cách toà nhà tầm 2m. Tức là cách bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở lò số 3  chừng 50m. Để có thể thoái lui bất cứ lúc nào đội đã chuẩn bị sẵn các xe bus loại nhỏ gọi là "xe đặc chủng đối phó với hỏa hoạn".
Vào lúc 0 giờ sáng ngày 19, hoạt động phun nước vào lò số 3 với mệnh lệnh "Hãy hướng vào phía có khói trắng" được bắt đầu.
Lượng tia phóng xạ ở hiện trường phun nước là 60 Mili Severte/giờ tuy nhiên sau khi phun nước thì hạ thấp xuống còn gần bằng 0. Chúng tôi đã xác định rằng "mình đang làm việc hiểm nguy tới sinh mạng".
Người dịch: Nguyễn Quốc Vương

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Hồi âm của ông Hà Minh Thành, cảnh sát Nhật gốc Việt


Hồi âm của ông Hà Minh Thành, cảnh sát Nhật gốc Việt

Tác giả: Hà Minh Thành
Bài đã được xuất bản.: 19/03/2011 15:00 GMT+7

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
May mắn là công tác di tản dân của chúng tôi đã thành công. Hiện tại chỉ còn lo khắc phục nhà máy điện hạt nhân. 48 giờ nguy hiểm cũng đã qua. Về mặt cơ sở hạ tầng thì nói chung cầu cống, đường xá đã được thông suốt. Các tuyến life line như nước sạch và điện cơ bản đã nối trở lại ở các khu tạm cư mặc dù còn hạn chế cắt điện một số nơi.
LTS: Thưa quý bạn đọc! "48 giờ nguy hiểm" của nước Nhật Bản đang phải khắc phục hiểm họa rò rỉ phóng xạ đã qua. Rất bất ngờ và mừng vui, chúng tôi đã nhận được hồi âm của ông Hà Minh Thành gửi riêng đến Tuần Việt Nam , tác giả của lá thư đăng dưới tiêu đề: "Thư của người cảnh sát Nhật, gốc Việt vùng động đất".
Những thông tin của lá thư khiến chúng tôi quyết định đăng tải, với hy vọng người Việt Nam, bạn đọc ViệtNamNet hiểu rõ hơn tình hình của đất nước Nhật Bản. Và điều đó, cũng giúp cho các gia đình có người thân đang làm việc tại Nhật Bản vững tâm hơn.
Xin  chào Tuần Việt Nam!
Xin cám ơn Tuần Việt Nam đã động viên và sẻ chia tình cảm với tôi và các đồng bào bị nạn.
May mắn là công tác di tản dân của chúng tôi đã thành công. Hiện tại chỉ còn lo khắc phục nhà máy điện hạt nhân. 48 giờ nguy hiểm cũng đã qua. Về mặt cơ sở hạ tầng thì nói chung cầu cống, đường xá đã được thông suốt. Các tuyến life line như nước sạch và điện cơ bản đã nối trở lại ở các khu tạm cư  mặc dù còn hạn chế cắt điện một số nơi.
Cách đây mấy giờ hệ thống cung cấp nước tuần hoàn trong lò nguyên tử số 5 đã hoạt động bình thường trở lại. Về mặt an ninh ở đây rất tốt, dân chúng đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng tinh thần. Lương thực cũng như các vật dụng cứu trợ đã đến được rất nhiều sau khi các tuyến quốc lộ đã được sửa chữa khai thông.
Chính phủ bắt đầu xây các nhà tiền chế cho dân chúng với một kế hoạch xây dựng khổng lồ-  200000 căn nhà cho dân trong vòng 2 tháng. Tình hình đã đi vào ổn định dần trở lại. Có ở đây mới thấy được sự nỗ lực phi thường của con người để vượt qua khó khăn và khủng hoảng. Với tôi, lần này chính là một trải nghiệm tốt, khi con người đã vượt qua khỏi nỗi sợ, vượt qua chính mình để có thể trở nên cao thượng hơn, biết sống vì con người hơn.

Nổ lò phản ứng số 1 hôm 12/3 tại Fukushida (Ảnh: allovoices)
Có 2 việc Tuần Việt Nam thông tin rõ rang hơn đến bạn đọc giúp:
1)Rất mong báo chí trong nước nên đưa tin một cách chính xác về tình hình thảm họa. Hiện tại theo thông tin, tôi được biết rất nhiều người Việt hiện tại đã ở các vùng an toàn ở Nhật như Tokyo, Yokohama, Nagoya , thậm chí cả ở miền Kansai (Quan Tây)  và miền Nam như Osaka, Kyoto, Himeji, Nagasaki v.v..đang ùn ùn di tản về VN.
Phần nhiều trong số họ không giỏi tiếng Nhật để có thể bình tĩnh theo dõi thông tin cập nhật liên tục trên truyền thông, để ứng phó trước tình hình mà chỉ theo dõi qua các mạng truyền thông Internet bằng tiếng Việt trong nước và kế nữa là tin đồn truyền miệng. Nỗi lo sợ thái quá của các thân nhân trong nước cũng tác động rất lớn.
Thực sự tình hình nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 vẫn còn nguy hiểm nhưng vẫn còn kiểm soát được, cho dù có tình huống xấu nhất xảy ra thì ở các vùng khác có lẽ cũng không sao, vì phạm vi thiệt hại nặng nhất cũng chỉ trong vòng bán kính 80km trở lại.
Tôi lo sợ rằng sau đợt khủng hoảng này khi quay trở lại Nhật, phần nhiều người Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì sẽ mất việc làm, mất nhà cửa, cản trở việc học hành của con cái. Một số đại lý người Việt nhân cơ hội này tăng giá vé lên đến 1800USD cũng là những việc làm thể hiện sự  không có lương tâm trong kinh doanh.
2) Hiện tại có nhiều trang mạng tại nước ngoài mở chương mục lừa đảo quyên tiền từ những người có lòng tốt muốn giúp đỡ nhân dân Nhật Bản trong vùng động đất. Tổng nha Cảnh sát Tokyo (警視庁) đã thông cáo báo chí đa tạ lòng hảo tâm của nhân dân thế giới đồng thời kêu gọi mọi người hảo tâm trên thế giới hãy cẩn thận, đừng để lòng tốt bị lợi dụng. Mọi giúp đỡ xin thông qua tổ chức Hồng thập tự tại các nước sở tại.
Xin chúc Tuần Việt Nam và các đồng nghiệp an khang, vạn sự như ý.
Hà Minh Thành.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Những 'huyền thoại' cảm động về người Nhật trên Internet

Có những con người bình dị, vô danh ở đất nước vừa hứng chịu trận động đất lịch sử đã trở thành "huyền thoại" trong mắt cư dân mạng vì cách ứng xử cao thượng của họ.
>Tại sao không có cướp bóc ở Nhật Bản
>Độc giả góp 1,4 tỷ đồng chia sẻ cùng Nhật Bản

Cuộc sống hỗn loạn, giá cả tăng cao, nạn cướp bóc luôn là hậu quả khó tránh sau những thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, người ta không hề nghe nói đến điều đó ở quốc gia mới trải qua trận động đất mạnh tới 9 độ Richter. Người dân ở đây luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, trật tự và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Kiên nhẫn xếp hàng lấy nước ở Sendai. Ảnh: OddStuff.
Chính bởi tinh thần tương trợ này, trên Internet những ngày qua đã xuất hiện một số bức thư được cho là được gửi từ Nhật về Việt Nam, khiến người đọc rơi nước mắt về cách ứng xử của người dân Nhật trong hoạn nạn.
Bức thư thứ nhất kể về một người đàn ông xa lạ đã không ngại dòng nước lũ giúp đỡ ba mẹ con trèo lên ban công an toàn. Tuy nhiên, khi người mẹ cố kéo ông này lên thì bất ngờ có một chiếc ôtô bị nước đẩy thẳng tới chỗ họ và ông đã quyết định giật tay ra, mặc nước cuốn đi để người mẹ kia không bị ngã theo. (Đọc lá thư)
Còn trong một bài viết trên trang blog của Nguyễn Đình Đăng, một người có tên Hà Minh Thành đã chia sẻ câu chuyện khiến bất cứ ai cũng phải khâm phục về suy nghĩ sâu sắc của một cậu bé 9 tuổi.
"Trong cái hàng rồng rắn tôi chú ý đến một đứa nhỏ trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: 'Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói'. Thằng bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt, mới hỏi và nó trả lời: 'Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ'. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh", Hà Minh Thành chia sẻ và tin rằng một đất nước đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu. (Xem chi tiết)
Chuyện về cậu bé lớp 3 này lập tức được lan truyền sang nhiều blog, mạng xã hội, diễn đàn và trên cả báo chí như một hình ảnh mẫu mực của nước Nhật trong khó khăn. 
Hai người Nhật đứng nhìn cảnh hoang tàn sau động đất. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, cũng không ít bài viết ca ngợi 50 nhân viên nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima đã kiên cường không rời vị trí bất chấp nồng độ phóng xạ đã tới mức nguy hiểm cho tính mạng con người. Họ trở thành những "chú lính chì dũng cảm", những "cảm tử quân" trong mắt cư dân mạng. "Bố cháu nói sẽ chấp nhận số phận như một bản án tử hình. Cháu chưa bao giờ thấy mẹ mình khóc nhiều như vậy. Mong sao bố sẽ trở về an toàn", con gái của một nhân viên Fukushima 1 cho hay.
Một phụ nữ có nickname NamicoAoto chia sẻ trên Twitter: "Bố tôi xung phong trở lại nhà máy dù chỉ nửa năm nữa ông sẽ nghỉ hưu. Đôi mắt tôi như không còn thấy gì vì nước mắt đã dâng đầy. Ở nhà, bố có vẻ không giống với những người có thể giải quyết được việc lớn nhưng hôm nay tôi tự hào về ông". Còn trong e-mail gửi vợ, một nhân viên viết: "Sống tốt em nhé, anh không thể về nhà".
Trong các câu chuyện về những tấm gương quên mình vì nước hay những "người hùng" bình dị hy sinh vì đồng loại..., một số có thật, một số có thể được nâng lên thành huyền thoại nhưng không ai có thể phủ nhận tinh thần đoàn kết, quả cảm của người Nhật đang khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và học tập.
Robert Bailey, giáo viên 27 tuổi người Anh đang công tác tại Nhật, cũng được ca ngợi như một anh hùng quên mình vì học sinh. Báo DailyMail viết: "Ông bà Bailey ở Lincolnshire đứng ngồi không yên bên điện thoại. Đã vài ngày qua, họ không biết đứa con trai của mình còn sống hay đã chết. Trong tin nhắn cuối cùng vào sáng 11/3, Robert cho hay anh đang đứng lớp ở một thị trấn ven biển Ofunato - một trong những vùng chịu hậu quả nặng nề nhất khi sóng thần quét qua chiều hôm đó. 
Robert Bailey (trái) được truyền thông Anh gọi là "anh hùng". Ảnh: DailyMail
Liên lạc được với người thân sau đó 4 ngày, Robert cho hay anh đã thực sự hoảng sợ nhìn ra cảng, nhưng chợt hiểu rằng anh không thể chỉ lo cho bản thân và nhiệm vụ của anh là phải ở bên học sinh. Dưới sự hướng dẫn của anh, cả lớp đã lên được vùng đất cao hơn và an toàn qua đợt sóng thần. Tuy nhiên, 137 học sinh ở những lớp khác khác vẫn đang mất tích.

Cách ứng xử của cậu bé 9 tuổi


Blogger Nguyễn Đình Đăng khẳng định với VnExpress.net rằng nội dung lá thư dưới dây được một người có tên Hà Minh Thành gửi như một phản hồi cho bài "Nhật Bản - một đất nước thực sự vĩ đại" của ông. VnExpress.net đã xin phép trích đăng và biên tập cho phù hợp (không thay đổi nội dung):
"Xin chào anh Đăng.
Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Hiện tại tôi được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó. Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa.
Tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài,tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng , mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ“.
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là “Nhân sinh nhất mộng , bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật“. Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa".
Một nước Nhật kiên cường
Một nước Nhật thật là vĩ đại, đó không chỉ là truyền thuyết mà đã được chứng minh và bộc lộ qua khó khăn. Chắc chắn người dân nhật sẽ sớm vượt qua cơn khủng hoảng hiện nay và chúng ta sẽ thấy một nước nhật lớn mạnh hơn sau nhưng tai ương. Nếu chuyện đó xảy ra ở VN hay thậm chí là các nước châu âu thì bạo loạn sau thảm họa là điều không thể tránh khỏi. Một VN vững mạnh cần những con người như thế.
( Hoàng Đình Mạnh )

Lá thư về người đàn ông quên mình cứu người ở Nhật



"Tôi đang khóc.
Tôi vừa gọi điện cho một người bạn của tôi đang sống ở Nhật. Cô ấy sống ở Sendai, và các bạn biết đấy, thành phố này chịu thiệt hại lớn nhất về người và tài sản. Cô ấy vẫn ổn, cả gia đình cô ấy nữa, nhưng cô ấy đã khóc nức nở khi gọi điện cho tôi, và sau khi nghe cô ấy kể chuyện, bây giờ tôi đang khóc.
Cô ấy nói cô ấy đang ở trên phố khi cơn động đất diễn ra cùng với mẹ và đứa em trai 2 tuổi. Và rồi sóng thần ập đến. Nước tràn nhanh đến nỗi mặc dù đã trốn được vào một căn nhà bên đường, họ biết rằng mực nước rồi sẽ dâng cao rất nhanh, và họ phải tìm chỗ trốn khác trước khi bị chết đuối. Họ không ngừng kêu cứu, và một người đàn ông đã nhìn thấy họ từ ban công căn nhà phía sau. Rồi người đàn ông đó ngay lập tức nhảy xuống khỏi ban công xuống nước, giúp bạn tôi, mẹ cô ấy và cậu em trai trèo lên ban công vào căn nhà. Nước lúc đấy càng ngày càng mạnh, không thể đứng vững được nữa. Mẹ bạn tôi kiên quyết để những đứa con của mình lên trước, sau đó người đàn ông đứng dưới đỡ bà ấy lên.
Sau khi cả ba người trèo lên ban công yên ổn, mẹ của bạn tôi nắm lấy tay người đàn ông và kéo ông ấy lên. Bất chợt một chiếc ô tô (trong hàng trăm chiếc) bị nước cuốn tràn tới đúng hướng người đàn ông đó. Mọi người ở bên trên gào thét, nhưng rồi đột nhiên, người đàn ông ấy giật khỏi tay mẹ bạn tôi, khi mà chiếc ô tô tràn tới, để bà ấy không bị kéo theo xuống nước. Chiếc ô tô đâm vào ông ấy và cuốn ông hất đi.
Bạn tôi và gia đình cô ấy an toàn, nhờ một người lạ, người đã tặng cả cuộc sống để cứu lấy họ. Ông ấy đã có thể sống sót an toàn trong tòa nhà, nhưng ông ấy đã nhảy xuống nước. Tôi đã rất cảm động khi nghe câu chuyện này, tôi nghĩ nó chỉ có thể có trên phim mà thôi.
Tôi không biết tên người ấy, hay người đàn ông đó là ai…nhưng tôi muốn dành cho ông ấy một khoảnh khắc đặc biệt khi cầu nguyện tối nay, và cả trong tương lai nữa.
Ông ấy là một anh hùng thực sự".
Một nước Nhật kiên cường
Một nước Nhật thật là vĩ đại, đó không chỉ là truyền thuyết mà đã được chứng minh và bộc lộ qua khó khăn. Chắc chắn người dân nhật sẽ sớm vượt qua cơn khủng hoảng hiện nay và chúng ta sẽ thấy một nước nhật lớn mạnh hơn sau nhưng tai ương. Nếu chuyện đó xảy ra ở VN hay thậm chí là các nước châu âu thì bạo loạn sau thảm họa là điều không thể tránh khỏi. Một VN vững mạnh cần những con người như thế.
( Hoàng Đình Mạnh )

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Thư của một Cảnh sát Nhật gốc Việt .


Đăng lại từ Blog Cao Thoại Châu

Ảnh : Rồng rắn xếp hàng đi nhận nước uống!
*
Em là Minh Thành đây. Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không. Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.
Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả. Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mỹ đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.
Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết. Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây, dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả.
Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn.
Có một câu chuyện cảm động. Ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.
Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: " Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu. Dân tộc Nhật là một dân tộc vĩ đại , sao dân tộc tôi...!
Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".
Hà Minh Thành
------------------------------
Nguồn : Thu Hương chuyển

Huế chính thức có đường tên Trịnh Công Sơn

Tác giả: Chung Linh
Bài đã được xuất bản.: 17/03/2011 17:00 GMT+7
(VEF.VN) - Kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế chiều 17/3 đã thống nhất đặt tên đường Trịnh Công Sơn cho một con đường nằm bên bờ sông Hương.


Con đường này sẽ xuất phát từ chân cầu Gia Hội, chạy dọc bờ sông Hương đến vị trí giao nhau với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, dài 600m, thảm nhựa, rộng 11m.
Trước đó, đã có những nhân sỹ và người yêu mến nhạc Trịnh đề xuất cần có một con đường mang tên cố nhạc sỹ tài hoa này.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới nhất trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam khởi động ngày 24/2/2011, tính đến ngày 16h ngày 17/3/2011, kết quả đã cho thấy có đến 72% số người được hỏi cho rằng đồng ý và cần làm ngay:
Lựa chọn Số ý kiến Tỷ lệ
Đồng ý, cần làm ngay 2205 72,0%
Đồng ý, nhưng chưa vội 478 15,7%
Không đồng ý 378 12,3%

Tiến sĩ Tây coi truyện cười là 'kinh thánh Việt'


Cập nhật lúc 17/03/2011 11:31:14 AM (GMT+7)
Nguồn: ViệtNamnet


Tôi muốn nghe một câu hỏi thực sự…

Trong buổi thảo luận với phụ huynh tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp tối 15/3,  cả hội trường hết sức bất ngờ với cách lập luận dí dỏm của TS. Oscar Brenifier. Ông đã bắt mạch những câu hỏi của các phụ huynh khi các câu hỏi chưa rõ ràng,  chưa tách biệt vấn đề khi nói về câu hỏi hay câu trả lời (xem chi tiết ở box cuối bài).

Không khí thảo luận càng sôi nổi hơn với nhiều cánh tay giơ lên.

Người thắc mắc, có nên nói với con rằng “Mẹ rất tiếc không trả lời được câu hỏi của con…”.

Có phụ huynh lại băn khoăn nên dùng ngôn ngữ thế nào để hỏi trẻ nhỏ bởi ngôn ngữ của bố mẹ quá già so với con.

Hoặc làm thế nào khi con không tư duy độc lập dù bố mẹ đã cố gắng hướng dẫn.

 Từ trái sang: Ts. Oscar Brenifier , tác giả bộ sách Tư duy cùng bé, TS Lê Phước Hùng, TS Nguyễn Thụy Anh

Tất cả đều mong chờ từ TS. Oscar Brenifier một phương pháp khoa học để áp dụng.

Các phụ huynh Việt lộ rõ vẻ lo lắng. Trong mỗi câu hỏi,  họ đều cố gắng giải thích, trình bày hoàn cảnh của việc dạy dỗ con cái trong gia đình mình thật cụ thể.

Tuy nhiên, cách diễn đạt câu hỏi lòng vòng của nhiều phụ huynh khiến Oscar Brenifier liên tục phải điều chỉnh và hỏi lại cho rõ ràng:

“Tôi muốn nghe một câu hỏi thực sự, và nó phải rõ ràng và chính xác. Những câu hỏi đó tốt nhất không nên quá 10 từ.”
Ông nói: Kỹ năng đặt câu hỏi từ phía bố mẹ mới là điều đáng phải thay đổi, vì chính bố mẹ chưa biết đặt một câu hỏi đúng và cụ thể như các con bé xíu.

Nhà triết học thực hành nổi tiếng kêu lên: “Các bạn đang ngộ nhận khi dạy trẻ tư duy! Nếu muốn trả lời những câu hỏi này, tôi phải có cả một công trình nghiên cứu khoa học!”

Hội trường ngỡ ngàng khi TS. Oscar Brenifier nói:

“Khi hỏi con, mục đích của bạn là gì? Điều đó sẽ quyết định đến cách mà bạn hỏi con, chứ không phải ngôn ngữ bạn dùng. Và trẻ con bao giờ cũng biết bạn hỏi để chúng được bày tỏ suy nghĩ tự do hay chờ từ chúng một câu trả lời mà bạn mong muốn.
Nếu câu trả lời không như bạn mong muốn thì sao? Sẽ ngay lập tức, bạn có yêu cầu con trả lời lại? Phải chăng như thế thì con mới là giỏi? Nếu thế, các con sẽ đi tìm câu trả lời bạn muốn để được khen chứ không thể hiện tư duy của bé!".

Ông nói tiếp: "Cách mà trẻ tư duy khác với điều mà trẻ biết về vấn đề đó! Và chúng ta đang dạy các con biết tư duy độc lập, tự lựa chọn câu trả lời chứ không phải truyền cho các con kiến thức từ sách vở".

“Hãy xác định lại xem, mục đích của các bạn khi đặt câu hỏi với trẻ là gì? Đối với tôi, một câu hỏi tốt vẫn có thể trả lời có/không, đúng/sai và đây là cơ hội để trẻ bày tỏ: Vì sao lại thế?".

Ông kết luận: Câu hỏi để tư duy là câu hỏi sẽ làm cho trẻ kích thích suy nghĩ, gợi lên trong đầu các con một điều gì đó và trả lời theo ý các con chứ không phải là hỏi để có câu trả lời mà chúng ta mong muốn.

Truyện cười là phản biện tốt nhất

Tư duy phản biện cho bé và cho chính mình là một chủ đề được phụ huynh quan tâm. Ai cũng mong muốn nhận dược hướng dẫn từ các diễn giả một phương pháp để học cách phản biện.

Một khán giả đã hỏi cuốn sách nào có thể dạy tư duy phản biện.

Câu trả lời khá bất ngờ khi TS Oscar Brenifier chia sẻ:

Đến đất nước nào, ông cũng luôn cố gắng tìm kiếm cái gì đó “có thể như kinh thánh của một đất nước”. Và theo ông, truyện cười dân gian Việt Nam có thể chính là cuốn kinh thánh đó.

“Truyện cười dân gian Việt Nam có thể là cuốn sách dạy tư duy phản biện tốt nhất cho bạn! Nếu ai đó đọc cuốn sách này  và trả lời được cho từng câu chuyện rằng “Tại sao nó lại là truyện cười?” thì tôi sẽ cấp một chứng chỉ tư duy phản biện cho người đó!” – ông hóm hỉnh đáp lời khán giả.


Đoạn đối thoại lắt léo

Một phụ huynh
: Khi đọc sách, tôi ấn tượng với cách mà TS đặt câu hỏi gợi mở. Nhưng trong quá trình thực hành tôi thấy khó. Vậy TS có thể giải thích cho tôi cách sử dụng bộ sách này sao cho hiệu quả? Cách đối thoại với trẻ như thế nào? Hướng dẫn phương pháp tư duy qua các cách đặt câu hỏi cho trẻ? Phương pháp giáo dục tư duy của tiến sỹ thông qua việc đối thoại với trẻ? Làm thế nào để đặt những câu hỏi tốt mà trẻ sẽ không thể chỉ trả lời rằng có hoặc không?
TS. Oscar Brefinier: Bạn hãy hỏi tôi một câu hỏi rõ ràng và thật ngắn gọn. Bạn cần hỏi tôi về cách sử dụng cuốn sách hay cách đặt câu hỏi và đối thoại với trẻ?
Phụ huynh (PH): Tôi muốn hỏi về phương pháp tư duy qua cách đặt câu hỏi với trẻ?
TS (hỏi lại): Vậy bạn thấy đâu là đặc thù của việc đặt câu hỏi trong cuốn sách này?
Phụ huynh: Luôn đặt vấn đề ngược lại câu hỏi.
TS : Ngược lại câu hỏi hay câu trả lời?
PH: Cả câu hỏi và câu trả lời.
TS: Ồ không! Bạn chỉ được chọn một thôi, hoặc là câu hỏi, hoặc là câu trả lời. Hãy tách biệt vấn đề một cách rõ ràng là bạn đang nói về câu hỏi hay câu trả lời.Vậy theo bạn, làm thế nào để biến một câu hỏi thành câu hỏi mở?
PH: Không đặt câu hỏi để trẻ có thể trả lời có hoặc không.
TS: Vậy những câu hỏi của tôi: “Chúng ta có giỏi tất cả mọi thứ  được không?
Chúng ta có buộc những người giàu phải chia sẻ cho những người nghèo được không?
Theo bạn, những câu hỏi này có trả lời có hoặc không được không?
PH: Có
TS: Đối với bạn, những câu hỏi tốt là những câu hỏi không thể trả lời có hoặc không.  Vậy những câu hỏi này có tốt không? Có thể hỏi con bạn được không?
PH: Có
Ts: Vậy là bạn đã đổi ý rồi sao?
Cả hội trường hết sức bất ngờ với cách lập luận dí dỏm của TS. Oscar Brenifier. Ông nói: Điều tôi muốn là bạn hãy tư duy về chính câu hỏi của bạn.
Nguyễn Hường

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Phát ngôn&hành động:"Chuyện của Lượm" và trách nhiệm...có chân!


Theo Vietnamnet :http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/?vnnid=12058

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đã được xuất bản.: 11/03/2011 08:40 GMT+7
"Chuyện của Lượm", cán bộ quên dân, chỉ nhớ mỗi lợi ích mình... là những lát cắt bi hài đầy kịch tính, bên cạnh một câu chuyện tình mẹ- tình người đầy xúc động mà Phát ngôn và hành động tuần này xin gửi tới bạn đọc
Cạn nghĩ phê...nông cạn?

Trong tuần đầu của tháng 3 này, có một ngày được coi như ngày vui của phái đẹp- ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Đã có nhiều câu chuyện, tấm gương về những người đàn bà Việt Nam đẹp nết, đẹp người, như 100 nữ doanh nhân tiêu biểu 2010 vừa được tặng Cúp Bông hồng vàng mới đây.
Nhưng cũng ngay trong tuần đầu tiên của tháng 3, bên cạnh những đóa hoa, những lời chúc mừng gửi tới phái đẹp, báo chí lại xôn xao xung quanh một người đàn bà trẻ khác, có tên là Lượm. Người ta biết đến Lượm bởi cô là nhân vật chính trong câu chuyện "Chuyện đời của Lượm", được phát trong chương trình Người xây tổ ấm (VTV1) trước đó không lâu.
Xôn xao, bởi sau những giây phút khán giả truyền hình rơi nước mắt, xúc động trước "sự bất hạnh" của Lượm, là sự sững sờ và phẫn nộ khi họ phát hiện ra một sự thật bẽ bàng. Họ đã bị lừa, bị tổn thương sâu sắc. Người lừa họ ở đây không ai khác, chính là cô Lượm, nhân vật chính của chương trình.
Sự thật là không hề có chuyện, cô Lượm vừa chào đời đã bị bỏ rơi, được một người đàn bà tốt bụng nhặt được cưu mang. Cũng không hề có cả chuyện đời cô rơi tận đáy xã hội, rồi gặp chàng hoàng tử tốt bụng, dạy cho cô lẽ sống làm người. Để đến hôm nay cô vẫn lặng lẽ nuôi đứa con- tình yêu của chàng để lại, bằng hai bàn tay lao động bán vé số bên dòng Hương Giang......
Ngược lại, cô Lượm ngoài đời có đầy đủ cả chồng con, cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, anh em họ hàng. Cô có cả nơi cư ngụ rất cụ thể: Số 4 hẻm 16 đường Chế Lan Viên, TP Huế, và có cái tên thật cũng rất đẹp- Trần Thị Thùy Dương
Nhưng trước đó, trong chương trình Người xây tổ ấm, (bắt nguồn từ cuộc thi của Tin tuc online- VietNamNet tổ chức) những câu chuyện tự kể của cô Lượm- Thùy Dương đã chạm tới nơi sâu kín nhất lòng trắc ẩn của con người. Cô còn khóc rất nhiều khi kể về "cuộc đời" mình, khiến cho hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ rơi lệ. Không ít người tìm cách đóng góp, tài trợ cho mẹ con cô.
Câu chuyện thấm đẫm đức hy sinh cuối cùng lại kết cục bi hài cay đắng, bởi thực chất nó thấm đẫm tính... dối trá.
Khỏi phải nói sự phẫn nộ và bất bình của người xem, nhất là những người từng đóng góp tiền cho mẹ con cô. Không chỉ tiếc đồng tiền đã đem cho, tôi tin họ tiếc, họ đau hơn vì đã đặt niềm tin không đúng chỗ. Họ thấy sự tử tế của mình như bị đem ra đùa giỡn!
Quả thật, người viết bài này cũng phải nghĩ rất nhiều về "vở kịch" sáng tác của cô Lượm - Thùy Dương. Tự hỏi đâu là động cơ, mục đích thật của hành động liều lĩnh, vừa phiêu lưu, vừa có phần u tối lại vừa nông nổi, dại dột của cô ta trong thế giới phẳng này để đến nỗi chuốc vạ không đâu. "Đàn bà sâu sắc như...cơi đựng trầu". Ông bà ta đã tổng kết, đố có sai!
Và tự hỏi vì sao, dì cô ta- một người đàn bà quê mùa hạn chế trình độ và nhận thức, cũng lại dễ dàng "nhập vai kịch" một cách hoàn hảo đến vậy. Để cuối cùng, qua mắt tất cả các nhà báo, từ Tin tuc online đến VTV, những đạo diễn vốn có tay nghề của VTV.
Thế nhưng, 2 dì cháu cô Thùy Dương đóng kịch quá giỏi; hay chính là những nhà báo, nhà đài cũng hời hợt, nôn nóng muốn dàn dựng câu chuyện theo ý định chủ quan của mình?
Nên đã dẫn dắt các nhà báo địa phương làm việc kiểu lười nhác, áp đặt "một chiều", không cần điều tra kỹ lưỡng, thu thập tư liệu từ nhiều góc độ, bỏ qua nhiều chi tiết nghi vấn? Với cách tác nghiệp thiếu chuyên nghiệp, sơ lược (cho dù có thể có thâm niên), các nhà báo, nhà đài đã vô tình lừa dối luôn cả khán giả, dẫn đến kết cục dở khóc, dở cười.
Nhiều nhà tâm lý, nghiên cứu xã hội học mổ xẻ về động cơ, bản chất con người Thùy Dương và vụ việc. Nhưng có một nhận xét khá sắc sảo của TS Khuất Thu Hồng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển xã hội rất đáng quan tâm, khi bà cho rằng: "Thùy Dương có thể là một phụ nữ trẻ thích nổi tiếng (thực tế cô rơi vào tình huống "bị" nổi tiếng hơn là tự tìm kiếm). Tuy nhiên, không loại trừ Thùy Dương là một người đa nhân cách, vì đó là hiện tượng có thật, cho dù rất hiếm..."
Giả dụ đi, loại trừ căn bệnh "đa nhân cách" như TS Hồng nghi ngờ, thì bản thân hành vi phiêu lưu, dối trá nhưng nông cạn của Thùy Dương cũng khiến cô ta đã và sẽ tiếp tục phải trả giá.
Khi cha mẹ đẻ của cô ta suy sụp, thậm chí đòi tự tử vì quá xấu hổ trước việc làm kệch cỡm của con gái mình. Khi cha mẹ chồng cô ngơ ngác, và bất bình trước "vai diễn thân phận" của cô ta. Khi cộng đồng, láng giềng chê cười, diễu cợt cái vai diễn "không ai mời mà tự đến" này của cô ta. Đó mới là sự trừng phạt cay cực.
Có lẽ, đến giờ phút này, trước áp lực dư luận, Thùy Dương mới hoảng sợ, ý thức và tỉnh ngộ về việc làm nông nổi, dại dột của mình, khi hứa sẽ xin lỗi khán giả truyền hình, và xin được trả lại tiền cho những người hảo tâm, những người tốt đã tin ở cô ta.
Nhưng còn các nhà báo, nhà đài thì sao? Liệu có phải vì quá nôn nóng, quá say mê muốn đưa câu chuyện tình "rởm" mang tính hư cấu của một người đàn bà trẻ hiếu kỳ, thành một câu chuyện "người thật, việc thật" sâu sắc để câu khách, mà vô tình bỏ qua nhiều khâu điều tra mang tính chuyên môn nghiệp vụ, một yêu cầu bắt buộc?
TS Khuất Thu Hồng có lý và công bằng khi so sánh: "Viết một câu chuyện dự thi vô thưởng vô phạt và việc đưa nó lên thành một sự kiện có thật trước hàng triệu khán giả khác nhau vô cùng. Người viết câu chuyện đó không nhằm mục đích lừa dối (vì cô ấy không lường trước sự việc diễn ra như vậy) và không phải chịu trách nhiệm với ai (vào thời điểm viết truyện) nhưng người sử dụng câu chuyện để làm thành một sản phẩm truyền hình cho hàng triệu khán giả thì phải có trách nhiệm nặng nề hơn".
"Cô Lượm" Trần Thị Thuỳ Dương tại nhà. Ảnh: Quang Nhật-  NLĐ
Có lẽ vì thế, hàng triệu khán giả lại hồi hộp theo dõi chương trình Người xây tổ ấm, phát vào tối 8-3 vừa qua. Họ muốn tận mắt chứng kiến thái độ cầu thị của nhà báo, đặc biệt nhà đài trước vụ việc gây sốc ầm ĩ.
Tiếc thay, chị Kim Ngân, người dẫn chương trình vốn được yêu mến lâu nay, chỉ "lấy làm tiếc đã để xảy ra sơ suất này". Chị nói về lỗi của cô Lượm- Thùy Dương một cách nghiêm khắc, đồng thời nghiêm giọng cảnh báo kinh nghiệm nghề nghiệp cho "các nhà báo nói chung", nhưng lại không hề một lời xin lỗi lẽ ra phải có, với khán giả truyền hình về sự cố nghiêm trọng, do cách làm việc hời hợt, nông cạn trong tác nghiệp.
Chả lẽ, một lời xin lỗi chân thành mang tính cầu thị lại khó vậy?

Yêu thương sẽ gặp yêu thương

Có một sinh linh, từ lúc sinh ra, cho đến tận bây giờ luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của cả xã hội. Không chỉ người dân trong nước, mà còn cả của bất cứ ai ở các quốc gia, nếu tình cờ họ biết được về em.
Em bé đó chính là Thiện Nhân- chú bé có số phận đau đớn kỳ lạ, và cũng là may mắn kỳ lạ. Dường như họa- phúc, với em là liền kề.
Đau đớn kỳ lạ, vì mới sinh ra, em đã bị người mẹ ruột vứt bỏ ở vùng rừng núi, xã Tam Thạnh (Núi Thành- Quảng Nam), bị kiến bu đốt khắp người. Kinh khủng nhất, bị thú hoang ăn mất một chân đến tận bẹn và kinh khủng hơn, bị ăn mất cả bộ phận sinh dục.
Cả xã hội ta khi đó đã bị sốc nặng trước nỗi đau đớn và bất hạnh của một đứa trẻ sơ sinh
Vậy mà em vẫn sống sót được. Như một phép mầu của Tạo hóa, sau 72 giờ bị vất bỏ.
Nhưng để sống được, như một con người bình thường, em cần phép mầu của con người- cần tình thương vô bờ, và những kỹ thuật y học tưởng như cổ tích.
Phép mầu đầu tiên, đó là những nhà sư đã phát hiện ra em, cứu giúp em kịp thời, và đặt tên em- Thiện Nhân, với mong muốn em sẽ được người đời giúp đỡ.
Phép mầu thứ 2 mang đến cho em, là từ một người mẹ trẻ, có tên Mai Anh. Nhưng cũng chính là người mà số phận từ đây gắn chặt 2 mẹ con họ với nhau
Người viết bài này không biết Mai Anh đã nghĩ gì trước thông tin về số phận đứa trẻ bất hạnh để có thể xin phép gia đình cha mẹ 2 bên nội ngoại, quyết tâm lặn lội từ Hà Nội vào Quảng Nam, xin nhận Thiện Nhân là con nuôi, trong khi Mai Anh cũng đã có 2 đứa con trai khỏe mạnh, đẹp đẽ.
Chỉ biết toàn bộ việc làm của cô từ khi có Thiện Nhân, là sự nỗ lực vượt bậc, tìm kiếm mọi cơ hội bằng mọi cách, để cứu giúp đứa con trai bé bỏng được phát triển bình thường như mọi đứa bé trai khác.
Tình thương của người mẹ trẻ với đứa con nuôi như ruột rà máu mủ chính mình, đã làm rung động biết bao con tim cộng đồng trong nước, quốc tế. Dù trên hành trình "tìm phép mầu" không phải lúc nào mẹ con cô cũng gặp may. Đã có lúc, các chuyên gia y khoa của Thái Lan lắc đầu. Vì tái tạo bộ phận sinh dục nam giới chưa từng có tiền lệ trong y học. Ngay các giáo sư, bác sĩ người Mỹ cũng chỉ có thể hy vọng điều đó thành hiện thực khi Thiện Nhân đã lớn, 14- 15 tuổi.
Nhưng con tim cô cũng là con tim bướng bỉnh. Mai Anh vẫn hy vọng ở một phép mầu nào đó. Hay chính niềm thương con vô hạn đã mách bảo cô, dù rất mơ hồ... Để cuối cùng nó đến như một sự run rủi, một kỳ tích.
Tận nước Ý xa xôi, Dr. Roberto De Castro - bác sĩ phẫu thuật tài ba của Bệnh viện Bologna - công bố một công trình y học vĩ đại: Phẫu thuật và tái tạo thành công nhiều trường hợp bị mất bộ phận sinh dục, bằng cách lấy lớp da ở bụng dưới cuộn lại thành hình dương vật, tạo khoang rỗng, nối các dây thần kinh và các mạch máu li ti từ vùng rốn trở xuống để bơm máu vào giúp dương vật có cảm giác. Dương vật được tái tạo như thật sẽ phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể(ViêtNamNet).
Đương nhiên, mẹ con Mai Anh cũng phải được sự giúp đỡ của các bác sĩ ở Mỹ. Họ kinh ngạc, thán phục và quá xúc động trước con tim và khát vọng của người mẹ trẻ nên đã giúp đỡ cô hết lòng.

Bé Thiện Nhân những ngày trên giường bệnh tại Italia. Ảnh: VNE
Và cái ngày 29.1.2011 vừa qua, có thể coi là ngày tái sinh của Thiện Nhân. Bác sỹ Roberto De Castro cùng kíp phẫu thuật đã tái tạo thành công bộ phận sinh dục cho Thiện Nhân, đánh dấu ngày em trở thành một người đàn ông bình thường.
Chao ôi, cái hạnh phúc trần gian của đời người ấy. Vì con, mà mẹ Mai Anh đã vượt qua bao núi rộng sông dài...
Có lẽ không chỉ mẹ con Mai Anh, mà bất cứ bạn đọc nào nghe tin này cũng  rưng rưng. Cho dù con đường hoàn thiện giới tính của Thiện Nhân còn dài. Nhưng hiện tại đã thuộc về em. Và vì thế, tương lai sẽ không còn mờ mịt.
Mai Anh đã được Thủ đô Hà Nội vinh danh là Công dân Ưu tú. Nhưng trước hết, cô là một người mẹ với nghĩa trọn vẹn, máu thịt của khái niệm này. Và tôi thực sự ngưỡng mộ, kính nể em.
Trong cái thế giới khiến lòng người luôn bất an này, khi mà có những đứa trẻ thơ bị xâm phạm tình dục thô bạo, bị bạo hành, bị dán băng keo vào miệng đến chết, bị "tắm đòn" dã man, bị chính mẹ đẻ cắt gân chân...thì câu chuyện số phận bé Thiện Nhân lại như mở cánh cửa ánh sáng cuộc đời, cho tâm hồn chúng ta chút bình an, ấm áp.
Rằng hãy biết tin vào điều thiện. Rằng yêu thương cuối cùng sẽ gặp yêu thương. Chỉ có vậy, con người mới có lý do để vui sống, để cảm nhận sâu sắc hạnh phúc của lòng nhân, đức hy sinh. Người mẹ trẻ Mai Anh đã gặp lời giải về hạnh phúc trong hành trình nhân thế không ít nỗi đau, nơi cô.

Chỉ được cái quên dân, nhớ... mình

Ngày 8-3 mới đây, Báo SGTT. VN có bài: "Người khám phá hang động lớn nhất thế giới bị lãng quên". Người bị lãng quên mà báo chí nhắc đến ở đây là anh Hồ Khanh, 42 tuổi, một người từng là thợ rừng sống ở Phong Nha (Bố Trạch- Quảng Bình).
Nhưng Hồ Khanh là người thợ rừng đặc biệt. Anh có một năng khiếu và cả chút may mắn. Đó là rất giỏi phát hiện, nhận biết, phân loại được các loại hang động. Chính vì thế, anh cũng là người khám phá ra 12 hang động tuyệt đẹp tại Phong Nha - Kẻ Bàng; và vì thế, được các chuyên gia hang động thế giới ưu tiên quyền được đặt tên 12 hang động nói trên.
Trong đó, Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới hiện nay, còn hang động Thiên Đường dài tới 31km. Số hang động còn lại được đánh giá là kỳ quan của lòng đất và các kiến tạo địa mạo. Cái tên Hồ Khanh vì thế từ lâu luôn được các chuyên gia nghiên cứu về địa mạo, địa chất và truyền thông thế giới như BBC, Daily Mail, The Sun... nhắc nhớ đến.
Thế nhưng, lạ thay, các quan chức địa phương nơi Hồ Khanh sinh sống, lại chỉ nhớ những hang động tuyệt đẹp, không lồ, làm vẻ vang cho địa bàn họ quản lý, còn quên bặt cái tên Hồ Khanh. Cho dù, với sự kiện Hồ Khanh phát hiện hang động Sơn Đoòng, gây sửng sốt thế giới về cả quy mô lẫn vẻ đẹp kỳ vĩ thì chính quyền- ở đây là UBND tỉnh Quảng Bình từng hứa sẽ tặng bằng khen và phần thưởng cho anh.
Chỉ là một người nông dân thân phận bé nhỏ, tần tảo 1 nắng 2 sương trên nương rẫy để mưu sinh, thì niềm vinh quang hứa hẹn- bằng khen và phần thưởng, chẳng là sự cổ vũ lớn lao với nhà thám hiểm chân đất Hồ Khanh ư? Thế nên Hồ Khanh cứ đợi, cứ đợi, đợi mãi.... mà quên mất rằng dân gian cũng từng có câu triết lý thâm thúy: "Lời nói, gió bay"
Cũng phải công bằng mà nói, UBND xã Sơn Trạch đã từng 2 lần đánh công văn gửi UBND huyện Bố Trạch, đề nghị tặng bằng khen cho Hồ Khanh. Nhưng trả lời cho xã, là sự im lặng...đáng sợ!


Đến ngày 9.3.2010 Hồ Khanh vẫn chưa nhận được khen thưởng từ năm 2009. Ảnh: Q.Nam - SGTT
Hỏi vặn huyện, thì mới đây, ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch huyện Bố Trạch giải thích: Năm 2009, có thể hồ sơ bị thất lạc, nên các cán bộ tham mưu thi đua khen thưởng của huyện chưa rốt ráo. Chả biết hồ sơ của Hồ Khanh đi lạc, hay cái tâm, cái trách nhiệm của các cán bộ này... đi lạc.
Vì cái sự đi lạc cũng rất dễ xảy ra.
Bởi mới đây thôi, nhân dân xã Yên Lạc (lại... lạc), huyện Yên Định (Thanh Hoá)  rất bức xúc với cách chia gạo cứu trợ cho người nghèo ăn tết của cán bộ xã trong dịp tết Tân Mão. Số là, xã có 25% số hộ nghèo thuộc đối tượng được phân bổ 3150 kg gạo cứu trợ, mỗi người 15 kg.
Tuy nhiên thực tế, nhiều hộ nghèo không được cấp gạo, trong khi hàng loạt hộ không nghèo, không phải đối tượng chính sách lại được (?). Đặc biệt, có nhiều người thân của cán bộ xã đã được cấp phát gạo cứu trợ như: Mẹ đẻ của Chủ tịch UBND xã; mẹ đẻ của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; mẹ đẻ của Chủ nhiệm HTX; mẹ đẻ của Phó Chủ tịch HĐND; mẹ đẻ của cán bộ Giao thông xã... Người dân  nghèo Yên Lạc bất bình vì gạo chưa về với nhà mình, nhưng cũng nên mừng, vì xã Yên Lạc, toàn cán bộ có hiếu với mẹ.
Tiếp tục kiểm tra danh sách, người ta thấy "vênh" tới 67 trường hợp- không có tên trong danh sách hộ nghèo vẫn được cứu đói. Ông Trịnh Trung Duy, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc lý giải, "67 đối tượng không có trong danh sách hộ nghèo mà được nhận gạo đều thuộc đối tượng là người già"(!!!). Thế nhưng khi được hỏi, tại sao những người già mà không có con làm cán bộ như gia đình ông Lại Đắc Tý 70 tuổi, Lê Đình Dết 68 tuổi...   lại không được nhận gạo cứu trợ, thì lúng túng một hồi, cán bộ xã bảo, tại... trưởng thôn gửi danh sách.
Ôi chao, đồng tiền có chân nên biết chạy vào nhà cán bộ. Nay, hạt gạo cũng lại có chân biết chạy vào nhà người thân của cán bộ. Còn trách nhiệm của cán bộ cũng...có chân nốt, nên cứ chạy loanh quanh...
Chả trách, người ta bảo mấy ông cán bộ cơ sở sao khéo thế: Chỉ được cái quên dân, nhớ mỗi mình!