(Dân
trí) - Trong phòng bạn có một nhân viên rất xuất sắc, góp phần đáng kể làm tăng
doanh thu của công ty cho dù đôi khi nhân viên đó vẫn mắc một vài sai lầm nhỏ.
Tuy nhiên, anh/ cô ấy lại là người nhạy cảm và khó chấp nhận lời phê bình của
cấp trên.
Sẽ dễ dàng hơn cho cả
bạn và nhân viên nếu bạn đưa ra ý kiến nhận xét, góp ý cho họ thường xuyên,
hàng tuần hay thậm chí hàng ngày.
(Ảnh minh họa)
Vậy
làm thế nào bạn đạt được mục đích của mình là sửa sai cho họ mà vẫn đảm bảo
"giữ chân" được nhân tài cho công ty?
Dưới
đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
Gặp nhân viên trực tiếp
Trước
đó, hãy ghi ra những gì bạn định thảo luận trong cuộc nói chuyện này. Có sự
chuẩn bị sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn cuộc nói chuyện và loại trừ trường hợp
nhân viên có thể dễ dàng hiểu sai ý của bạn khi bạn đang trong tâm trạng phức
tạp: buồn bã, tức giận.
Sau
đó, hãy hỏi lại nhân viên để họ nhắc lại điều bạn đã nói. Việc này nhằm xác
định vấn đề một cách rõ ràng, đồng thời cho nhân viên thấy họ đã sai ở đâu và
nên thay đổi ra sao.
Phê bình thái độ, không phải tính cách
Bạn
khó có thể thay đổi được tính cách của người khác mà chỉ có thể tác động tới
cách cư xử bên ngoài, góp phần dẫn tới thay đổi tính cách. Chẳng hạn, bạn có
một nhân viên xuất sắc với tính cách hướng ngoại và nó đã giúp ích rất nhiều
cho công việc của anh ấy. Điều đó chỉ trở thành rắc rối khi anh ấy mải xây dựng
mạng lưới quan hệ mà quên hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Khi đó, bạn chỉ có thể
góp ý, nói chuyện để anh ấy chú tâm vào công việc chính của mình hơn.
Đưa ra phản hồi (cả khen ngợi và phê bình) thường xuyên
Bạn
không phải tổng kết tất cả những sai lầm của nhân viên trong tháng/ quý rồi chờ
đến cuối tháng/ quý/ năm mới phê bình họ. Như vậy, nhân viên có thể quên những
gì mình đã mắc phải hoặc không khắc phục được sai lầm kịp thời.
Sẽ
dễ dàng hơn cho cả bạn và nhân viên nếu bạn đưa ra ý kiến nhận xét, góp ý cho
họ thường xuyên, hàng tuần hay thậm chí hàng ngày. Điều này cũng nên áp dụng
với cả những lời khen ngợi, động viên cấp dưới của mình.
Không trì hoãn cuộc nói chuyện
Nếu
nhân viên bắt đầu khóc lóc hay tức giận, hãy tạm ngừng cuộc nói chuyện và cho
họ ít phút để lấy lại bình tĩnh rồi tiếp tục. Bạn không nên kết thúc cuộc nói
chuyện và đặt một cuộc hẹn khác sang tuần sau. Nếu làm như vậy, nhân viên sẽ
cho rằng cách phản ứng cảm xúc của họ có thể giảm bớt lời chỉ trích, rằng sếp
sẽ cảm thấy ngại khi phê bình họ. Bạn nên nhanh chóng giải quyết dứt điểm vấn
đền
Vũ Vũ
Theo Techrepublic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét