Theo: ngoisao.net
Có phải một trong những mong ước lớn lao nhất của cuộc đời bạn là trở thành người cha tốt, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con? Nhưng bạn luôn lúng túng không biết làm thế nào? Đó là khó khăn chung của hầu hết những bậc làm cha.
Cùng tham gia lớp học làm cha cấp tốc với 5 bài tập dưới
đây:
Bài 1: Hãy nói
"Bố xin lỗi con"
Tựa đề một bài hát
được nhiều người yêu thích của Sir Elton John có tên Sorry seems to be the hardest word (Xin
lỗi dường như là từ khó nói nhất). Điều này hoàn toàn chính xác. Nhưng bạn có
biết rằng "xin lỗi" không chỉ là từ khó nói mà còn là một từ có nhiều
sức nặng với trẻ? Bởi một khi ông bố lên tiếng về lỗi lầm của mình, đứa trẻ cảm
nhận được đối xử công bằng, được tôn trọng. Từ đó, chúng cũng sẽ tự tin hơn
trong mỗi quyết định, lời nói định đưa ra với bố.
Có thể là khó tin
nhưng một trong những món quà "giá trị" nhất mà bạn nên tặng cho con
trẻ là hãy để chúng nhìn thấy lỗi lầm của bạn, đừng cố che giấu. Xây dựng sự tự
tin cho chúng và giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn với các khiếm khuyết của
chính bạn. Thay vì lờ đi những sai lầm, hãy sử dụng như một cơ hội để chỉ cho
con thấy sai phạm đó không tốt như thế nào, gây ảnh hưởng xấu ra sao. Từ đó
cùng con đưa ra cách sửa chữa để không lặp lại. Không có cách học tập nào tốt
hơn bằng việc học từ người thực, việc thực.
Bài 2: Đối xử tốt với
mẹ của những đứa con bạn
Ngay cả khi bạn đã ly
hôn thì việc đối xử tốt với vợ cũ - mẹ của lũ trẻ cũng là một điều vô cùng quan
trọng để bạn trở thành người cha tốt. Bởi đối với mỗi đứa trẻ, mẹ là người gắn
bó và có ý nghĩa quan trọng nhất. Bạn đừng buồn khi nghe thấy điều này mà hãy
chấp nhận đó là sự thật. Vì vậy, hãy ân cần, tôn trọng và yêu thương người phụ
nữ này nhiều hơn.
Bài 3: Tắt điện thoại
và các thiết bị công nghệ
Chẳng ai phủ nhận được
vai trò của chiếc điện thoại di động và các thiết bị công nghệ khác
trong cuộc sống. Chúng giúp ta giải quyết công việc và nhiều vấn đề một cách dễ
dàng. Ngược lại, chúng tạo ra nhiều hệ quả không mong muốn và chính các con bạn
đang là nạn nhân gián tiếp phải chịu đựng điều đó.
Nhiều phụ huynh bây
giờ do quá bận rộn với công việc hoặc lười biếng trong việc chăm sóc con nên
chỉ cho con ở trong nhà chơi trò chơi điện tử thay vì đi dã ngoại bên ngoài.
Hay cả buổi tối, điện thoại reo liên tục và bạn dành hết thời gian để xử lý
công việc. Trong khi con đang ngồi chờ dài cổ để được hướng dẫn làm bài tập về
nhà. Đến khi xong việc thì con đã đi ngủ từ lâu.
Đây là chỉ những ví dụ
điển hình cho thấy công nghệ đang kéo dài khoảng cách giữa cha mẹ với con cái
mà bạn vẫn lặp đi lặp lại chúng trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, hãy tắt điện
thoại, máy tính và các thiết bị công nghệ dùng cho công việc khi trở về nhà để
dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, cho con.
Bài 4: Xây dựng mối
quan hệ tốt với từng đứa trẻ
Thật tuyệt làm sao khi
bạn có nhiều con. Nhưng cũng rất khó khăn để hiểu thấu tâm tư, tình cảm của
từng đứa trẻ. "Cha mẹ sinh voi, trời sinh tính", mỗi đứa con lại có
một cá tính, nhu cầu và quan điểm riêng. Đôi khi giữa chúng có sự xung đột lẫn
nhau và với vai trò của người làm cha mẹ, bạn phải đứng ra làm người giải quyết
mâu thuẫn đó. Cái khó nhất là phải xử lý làm sao để các con đều hài lòng và đừng
bao giờ để chúng nghĩ bạn đang thiên vị đứa nào.
Trong trường hợp này,
để hiểu được trẻ, các ông bố hãy làm như sau:
- Dành thời gian nhiều hơn để nói chuyện với từng đứa trẻ
- Đưa ra lời khen ngợi độc đáo
- Dành thời gian nhiều hơn để nói chuyện với từng đứa trẻ
- Đưa ra lời khen ngợi độc đáo
- Biết được những gì
đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ví dụ như ở lớp, chúng chơi thân
với bạn nào, xung khắc với bạn nào, những yêu cầu và mong muốn của trẻ là gì...
Bài 5: Sử dụng hợp lý
các nguồn lực hỗ trợ
Có nhiều nguồn lực có
thể hỗ trợ bạn trong việc hoàn thiện bản thân, trở thành người cha tốt. Điều
quan trọng là bạn có biết sử dụng chúng hợp lý hay không. Hãy tìm đến các trung
tâm tư vấn, cha của bạn, bạn bè xung quanh để xin lời khuyên, kinh nghiệm.
Nhưng trước tiên, hãy trao đổi với vợ để tháo gỡ khúc mắc. Cô ấy chính là đồng
minh thân cận nhất của bạn trong quá trình "tác chiến" với trẻ.
Kha
Di
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét